Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Bàn về sách ngôn tình Trung Quốc
Không cần cực đoan đến mức ngăn sông cấm chợ, nhưng có lẽ đã đến lúc suy nghĩ về nền văn hóa đương đại của chúng ta, nơi đang hồn nhiên nhập khẩu ồ ạt các giá trị văn hóa từ phương Bắc.

 


 


 


Nhiều năm trước, gần ngày sinh nhật, tôi nhận được một thùng sách gửi tới văn phòng. Thùng sách làm tôi sững người một chút: đó là tất cả những cuốn mà tôi đã tặng người yêu cũ của mình. Chúng tôi đã chia tay hơn một năm trước đó, và mỗi người khi ấy đã ổn định cuộc sống riêng.

 

Trong số sách ấy, có Haruki Murakami, có Phan Nhật Chiêu, có Hồ Anh Thái, có cả cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi. Người gửi đã vì lý do nào đó sau tận một năm mới quyết định trả lại toàn bộ kỷ niệm.

 

Nhưng trong thùng, có một cuốn sách mà tôi biết rằng mình chưa bao giờ mua, đọc hay tặng bất kỳ ai. Một cuốn sách được xếp nhầm vào thùng. Đó là một cuốn ngôn tình Trung Quốc. Loại sách tình ái giản đơn vốn là mốt trong suốt một thập kỷ qua. Tôi chưa bao giờ đọc ngôn tình Trung Quốc.

 

Cho dù là người gửi đã xếp những cuốn sách vào thùng với tâm trạng nào, thì việc xếp nhầm một cuốn không liên quan vào cũng thật “có vấn đề”. Hơn một năm trôi qua, cảm xúc và ký ức hẳn phải mạnh lắm người ta mới quyết định làm như thế. Vậy mà còn nhầm. Tôi không bao giờ liên lạc lại để biết tại sao lại có sự nhầm lẫn ấy. Và tôi chỉ tự rút ra kết luận rằng cuốn sách ấy tạo ra nhiều cảm xúc đến mức người đọc đã lẫn lộn nó với những kỷ niệm của chính mình – cô ấy đánh đồng nó với tình yêu quá khứ.

 

Từ năm ấy, tôi bắt đầu để tâm thị trường sách ngôn tình Trung Quốc như một viên sạn tồn tại trong ký ức, như thể là quyển sách Trung Quốc ấy đã rạch một vết lên kỷ niệm tình yêu của tôi. Và tôi phát hiện ra nó rất mạnh, đến mức có thể coi rằng một cuộc xâm lấn thị trường sách đã được tạo ra bởi ngôn tình Trung Quốc, nhiều không kể xiết, hơn bất kỳ thể loại nào, sách kinh doanh, lịch sử, tiểu thuyết phương Tây. Chuyện cũng giống như trên truyền hình, nơi mà ngoài phim tình cảm Hàn Quốc, thì chẳng còn gì có thể cạnh tranh với phim dã sử Trung Quốc.

 

Có một quan niệm khá phổ biến rằng văn hóa phẩm Trung Quốc đã đi vào thị trường Việt Nam bởi giá mua bản quyền rất rẻ. Nhưng quan niệm ấy không đúng: tôi đã hỏi những đầu nậu sách; hỏi những công ty chuyên mua bán bản quyền phim truyền hình và câu trả lời họ đưa ra là không có chuyện văn hóa phẩm Trung Quốc rẻ hơn các nước khác. Phim Trung Quốc không rẻ hơn phim Hàn. Sách Trung Quốc không rẻ hơn sách phương Tây. Thậm chí, có người trong nghề bảo tôi: có đầu sách ngôn tình, giá bản quyền còn đắt gấp rưỡi Harry Potter, tức là đầu sách bán chạy nhất lịch sử nhân loại.

 

Chỉ đơn giản là chúng ta, thị trường tiêu thụ văn hóa của Việt Nam, đã thực sự “nghiện” văn hóa phẩm của Trung Quốc. Chúng đa dạng về chủng loại, đề tài, gần gũi về mặt văn hóa, dễ tiếp thu về mặt diễn đạt. Chính thị trường đã quyết định tần suất phim ảnh và sách truyện Trung Quốc, chứ không phải các nhà cung cấp. Một dịch giả bảo tôi, có công ty lãi 1 tỷ đồng mỗi tháng chỉ nhờ sách ngôn tình.

 

Nhưng câu hỏi đặt ra, cũng giống như bất kỳ mặt hàng nào: việc phụ thuộc vào một nhà cung cấp nước ngoài liệu có tốt cho nền sản xuất trong nước hay không?

 

Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, những hàng rào thuế quan được dựng lên một cách thẳng thắn để bảo hộ thị trường trong nước, để kích thích các nhà sản xuất nội địa. Nhưng trong văn hóa, không có một cơ chế nào như thế.

 

Và rốt cục thì chúng ta vẫn cứ mãi phải than phiền rằng học sinh Việt Nam thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt. Phụ huynh than phiền rằng, mua sách tham khảo cho con em giờ không thể tránh sách Trung Quốc, có quyển in cả cờ Trung Quốc. Thậm chí một nhà buôn sách bảo tôi rằng, nhiều cây viết trẻ bây giờ cũng sáng tác theo phong cách… Trung Quốc.

 

Tại sao một nhà văn Việt Nam lại phải viết tiểu thuyết lịch sử khi sách của họ gần như chắc chắn không thể bán được, và tại sao một công ty sách của Việt Nam lại phải đầu tư in quyển sách đó, khi mà họ làm sách Trung Quốc lãi hơn?

 

Tôi nhớ đến người Hàn Quốc. Họ sống cạnh một nền công nghiệp giải trí mạnh, Nhật Bản. Họ không muốn bị xâm lấn. Và mãi đến giữa thập kỷ 90, những hàng rào nghiêm ngặt vẫn được dựng lên cho việc nhập khẩu văn hóa Nhật. Hiệu quả của cái “cơ chế phòng vệ” ấy thì bây giờ ai cũng đã nhìn thấy. Đó chính là sự tự cường. Không cần phải nói thêm về nền công nghiệp sản xuất văn hóa phẩm của Hàn Quốc nữa. Nó không chỉ mang lại cho họ tiền tươi thóc thật, hình ảnh quốc gia, mà chưa bao giờ người Hàn ngừng gửi gắm vào những thước phim của họ niềm tự hào dân tộc, ngừng giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống, bằng phim ảnh.

 

Không cần cực đoan đến mức ngăn sông cấm chợ, nhưng có lẽ đã đến lúc suy nghĩ về nền văn hóa đương đại của chúng ta, nơi đang hồn nhiên nhập khẩu ồ ạt các giá trị văn hóa từ phương Bắc.

 

Tôi hỏi đầu nậu sách, rằng họ có nghĩ phong trào sách ngôn tình Trung Quốc gây ảnh hưởng mạnh lên giới trẻ không? Câu trả lời: Cái gì bây giờ ào vào là các bạn bị ảnh hưởng liền bởi cái đó, chứ không chỉ có sách Trung Quốc hay làn sóng Hàn Quốc. Vì các bạn đang đói, đói thứ có thể giải trí từ trong nước. Cái này, lỗi do ai?
DanQuyen.com (Theo Vnexpress)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Tâm tình của một người Việt gốc Hoa (19-05-2014)
    Nên nghĩ đến việc điều chỉnh chính sách (18-05-2014)
    Khi kẻ xấu thao túng người tốt (16-05-2014)
    Chính quyền Việt Nam có nhu nhược trước Trung Quốc? (15-05-2014)
    Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc (15-05-2014)
    Nhiều kẻ kích động công nhân biểu tình phản đối Trung Quốc (13-05-2014)
    Thái độ nào cho 3 chữ 'Made in China'? (12-05-2014)
    Nha Trang: Khách sạn thông báo “Không phục vụ khách Trung Quốc” (11-05-2014)
    90 triệu người không thể ngồi nhìn Trung Quốc lộng hành (09-05-2014)
    Ngư dân: Trung Quốc truy đuổi không cho chúng tôi đánh bắt nữa (09-05-2014)
    Nếu tàu TQ tiếp tục đâm, Việt Nam sẽ đáp lại (07-05-2014)
    Quan chức nên 'vi hành' trên Facebook (06-05-2014)
    Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh thổ Việt Nam (05-05-2014)
    Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại biển VN là bất hợp pháp (04-05-2014)
    Triển lãm tư liệu lịch sử tại Trường Sa (02-05-2014)
    Tiền và thế giới … ngược (01-05-2014)
    Đừng để dân phải sợ và đối phó (30-04-2014)
    Từ Đà Nẵng nhìn về Hà Nội (28-04-2014)
    Vì sao lúa gạo Việt Nam rẻ mạt đến thế? (28-04-2014)
    Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (25-04-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153172442.