Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Vương triều Nguyễn đối sách với thuyền nước ngoài ở Hoàng Sa
Hoàng Sa là quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong cương giới thống nhất của vương triều Nguyễn.

 


Hầu hết các vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến Hoàng Sa vì đây là quần đảo tiền tiêu che chắn cho phần đất liền. Hơn nữa, Hoàng Sa còn là nơi nhiều thuyền buôn của các nước khác qua lại buôn bán.

 

Vì thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn đã cho lập Hải đội Hoàng Sa với nhiệm vụ bảo vệ và đề phòng những biến cố trên quần đảo này. Một trong chính sách của triều Nguyễn thời bấy giờ là không muốn mở cửa cho người nước ngoài mà lịch sử vẫn gọi là chính sách “Bế quan tỏa cảng” nhưng trên quần đảo Hoàng Sa lại có những điểm khác biệt. 

 

Hoàng Sa là quần đảo nằm ở vị trí trung chuyển giao thông quan trọng trên biển. Vì vậy, đây là nơi qua lại của nhiều thuyền buôn nước ngoài ghé qua trong quá trình giao thương với nước ta và các nước trong khu vực. Triều Nguyễn có những thái độ tích cực nhưng luôn đặt quan điểm về chủ quyền đối với những thuyền buôn nước ngoài ở Hoàng Sa. Điều đó thể hiện bằng những việc làm cụ thể.

 

Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt) là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới và được đưa vào chương trình “Ký ức thế giới”. 

 

Đây là nguồn tư liệu có giá trị và có tính chính xác cao. Qua khối mộc bản triều Nguyễn cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về thái độ của vương triều Nguyễn đối với thuyền buôn của người phương Tây tại quần đảo Hoàng Sa. Một trong những việc mà vương triều Nguyễn rất chú trọng là việc vẽ bản đồ Hoàng Sa. Không những đội Hoàng Sa có nhiệm vụ này mà ngay cả thuyền buôn của các nước nếu vẽ được bản đồ Hoàng Sa cũng được triều đình trọng thưởng.

 


 

 

Sách “Đại Nam thực lục” phản ánh việc Vua Minh Mạng cho giúp đỡ tàu nước Anh bị nạn mắc cạn ở Hoàng Sa năm 1836.Sách “Đại Nam thực lục” phản ánh việc Vua Minh Mạng cho giúp đỡ tàu nước Anh bị nạn mắc cạn ở Hoàng Sa năm 1836.

 

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 55, năm Gia Long thứ 16 (1817) chép: “Tháng 6, thuyền Mã Cao đậu Đà Nẵng, đem địa đồ đảo Hoàng Sa dâng lên. Thưởng cho những người trên thuyền Mã Cao 20 lạng bạc”.

 

Việc thưởng bạc cho thuyền buôn Mã Cao khi đem địa đồ Hoàng Sa dâng lên triều đình đã cho thấy triều Nguyễn rất coi trọng đến công việc vẽ bản đồ Hoàng Sa vì đây là công việc quan trọng phục vụ cho quá trình khảo sát thủy trình. 

 

Việc triều đình cho các thuyền buôn nước ngoài đến Hoàng Sa cũng là xu hướng phát triển chung về tình hình giao thương thời bấy giờ. Bên cạnh việc thưởng cho các thuyền buôn nước ngoài có công trạng với Hoàng Sa thì triều Nguyễn cũng có những việc làm để giúp các thuyền buôn không gặp khó khăn khi ghé qua quần đảo Hoàng Sa.

 

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 104, năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chép: Vua bảo bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”. 

 

Hoàng Sa là một quần đảo xa đất liền và nằm giữa biển khơi. Ở nơi đầu sóng ngọn gió này cũng tiềm ẩn nhiều những rủi ro đối với các thuyền buôn nước ngoài. Mộc bản triều Nguyễn đã phản ánh một số thuyền buôn đã bị nạn tại Hoàng Sa. 

 

Hai nguyên nhân chính làm thuyền buôn bị nạn là những cơn bão và nạn mắc cạn. Khi thuyền buôn gặp nạn tại Hoàng Sa, triều Nguyễn đã giúp đỡ về nhiều mặt để giúp các thuyền buôn nước ngoài khắc phục khó khăn. 

 

Đó là việc làm thể hiện tinh thần hòa hiếu và sự tương trợ của vương triều Nguyễn với người nước ngoài cho dù nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa với bên ngoài nhưng cũng không thể thờ ơ trước việc thuyền buôn các nước gặp nạn tại Hoàng Sa.

 

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", quyển 176, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chép: “Mùa đông, tháng 12, thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền sam bản đến bờ biển Bình Định. Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ, hậu cấp cho tiền và gạo. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp. Bọn họ đều quỳ dài, khấu đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt. Phái viên về tâu, vua nói: Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hóa. Thật rất đáng khen. Sai thưởng cho thuyền trưởng và đầu mục, mỗi người 1 áo đoạn vũ hàng màu, 1 quần vải tây và 1 chăn vải; các người tùy tùng mỗi người 1 bộ áo quần bằng vải màu. Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước”.

 

Từ những việc làm đối với các thuyền buôn khi đi qua Hoàng Sa cho thấy một thái độ hòa hiếu của vương triều Nguyễn. Việc giao thương với bên ngoài có những chính sách cứng rắn nhưng vương triều Nguyễn luôn khuyến khích và giúp đỡ các thuyền buôn khi có những việc làm tốt liên quan đến Hoàng Sa. 

 

Thông qua các sách chính sử cũng chưa thấy phản ánh những tranh chấp của các thuyền buôn và nhà Nguyễn về lợi ích và chủ quyền tại Hoàng Sa vì các thuyền buôn biết rằng đây là lãnh thổ riêng của triều Nguyễn và vương triều Nguyễn được quyền làm những công việc trên quần đảo này. 

 

Triều Nguyễn có chủ quyền riêng đối với quần đảo Hoàng Sa và thái độ hợp tác hay không hợp tác với các thuyền buôn của nước ngoài cũng nằm trong khả năng của triều Nguyễn. Thực tế cho thấy, triều Nguyễn đã có những việc làm cụ thể thể hiện tinh thần tương trợ và luôn sẵn lòng giúp đỡ những thuyền buôn nước ngoài gặp nạn tại Hoàng Sa nhưng không bao giờ để các nước thao túng những việc ở Hoàng Sa vì đó là phần lãnh thổ không thể tách rời của triều Nguyễn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    “Nghi án” hối lộ: JTC, PCI và thanh danh quốc gia (24-03-2014)
    Báo chí quốc tế đánh giá cao quan hệ đối tác Việt-Nhật (21-03-2014)
    Việt Nam - Nhật Bản: Nắng mưa cùng thuyền (21-03-2014)
    Những phát biểu ấn tượng của chính khách VN trên nước bạn (19-03-2014)
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi không dùng vũ lực ở Biển Đông (19-03-2014)
    Chủ Tịch nước: Việt Nam - Nhật Bản là những người bạn chân thành (17-03-2014)
    Lời thề của Đại tướng ở Trường Sa năm 1988 qua con mắt tướng Lâm (17-03-2014)
    Hải chiến Trường Sa 1988: cá mập (KỲ 3) (14-03-2014)
    Hải chiến 1988: bất tử trên đảo Gạc Ma (Kỳ 2) (14-03-2014)
    Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988 (Kỳ 1) (13-03-2014)
    Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa: Máu của những người con đất Việt (11-03-2014)
    Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa: Lời tuyên thệ trước chủ quyền thiêng liêng (11-03-2014)
    Chủ tịch nước sắp thăm Nhật Bản (10-03-2014)
    Còn đâu văn hóa Hà Nội? (07-03-2014)
    Trận chiến Gạc Ma 1988, Một thiên sử anh hùng (06-03-2014)
    Cái đinh trong mắt người nghèo (06-03-2014)
    Con trai ở Đức tìm được cha Việt nhờ facebook (05-03-2014)
    Việt Nam sẽ là thành viên tích cực của Hội đồng Nhân quyền (04-03-2014)
    Người Việt ở Ukraine mong tình hình sớm ổn định (03-03-2014)
    Giữ cầu Long Biên là phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội? (25-02-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153172986.