Máy bay Trung Quốc - Đối thủ lớn của Boeing và Airbus

February 05, 2010

 

 

 

Đối thủ tiềm năng lớn nhất đối với các nhà sản xuất máy bay phương Tây hiện đang thống trị thế giới đã lộ diện tại Triển lãm hàng không Singapore khai mạc cách đây vài ngày. Đối thủ đó có tên gọi Comac, tới từ Trung Quốc.

Câu trả lời của Trung Quốc đối với Boeing và Airbus là cho “trình làng” mẫu máy bay trắng xanh, "thon mảnh", máy bay Comac C919. Đây là lần đầu tiên C919 được giới thiệu bên ngoài Đại lục.

Chiếc máy bay đã được thiết kế và phát triển hoàn toàn tại Trung Quốc và là đối thủ trực tiếp của những “lực sỹ” A320 và Boeing 737 sau khi hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm trong 4 năm. Theo dự kiến, chiếc máy bay sẽ được đưa vào hoạt động thương mại năm 2016.

“Đó là kế hoạch của chúng tôi”, một quan chức của Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc, hay Comac, cho hay. “Nhưng theo đuổi kế hoạch đó không hề dễ. Hiện nay, ngày chuyển giao thường bị lùi lại”.

Chuyển giao vào năm tới

C919 nằm trong mục tiêu Trung Quốc đã tuyên bố, đó là phát triển ngành không gian vũ trụ trong nước mà một ngày nào đó sẽ thách thức Airbus cùng Boeing trên thị trường toàn cầu trong lĩnh vực hàng không thương mại.

Comac sẽ phát triển hơn 2.000 chiếc C919 trong vòng 2 thập kỷ tới, với mục tiêu nắm giữ 10% thị phần toàn cầu đối với loại máy bay thân hẹp.

Đó là bước tiến nhanh như chớp của Comac bởi hãng này vừa mới được thành lập một năm rưỡi trước đây.

Đặt trụ sở tại Thượng Hải, công ty được chính quyền trung ương ủng hộ hoàn toàn, cũng như chính quyền địa phương và nhiều công ty nhà nước khác như Chinalco và Baosteel.

Cho đến nay Comac đã bán được hơn 240 máy bay nội địa động cơ kép ARJ-21 cho các hãng hàng không Trung Quốc, cũng như cho một hãng vận tải Laotian và một chi nhánh của General Electric. Chiếc máy bay C919 dự kiến sẽ chuyển giao cho khách hàng vào năm tới.

Thị trường lớn nhất

Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc sẽ cần 10-20 năm nữa để tự cung tự cấp trong lĩnh vực hàng không thương mại của mình.

Viễn cảnh đó đã thu hút rất nhiều nhà cung cấp phương Tây như Rockwell Collins, General Electric và Honeywell đến với Trung Quốc.

Honeywell đang hi vọng bán các hệ thống máy móc và điện tử đi kèm cho C919. Nhà sản xuất Mỹ đã ký được các hợp đồng cung cấp các hệ thống điều khiển bay và vận hành quán tính dùng cho ARJ-21.

Mark Howes, chủ tịch của Hãng không gian vũ trụ châu Á Thái Bình Dương Honeywell cho rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ là thị trường lớn nhất của Honeywell. Vì vậy mà hai năm trước ông đã chuyển gần tới các khách hàng Trung Quốc của mình hơn và hiện “đóng đô” ở Thượng Hải.

Nhìn về tương lai, công ty hi vọng sẽ cung cấp các phụ tùng máy bay cho Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (Avic). Avic hiện đang phát triển chiếc máy bay nội địa 4 động cơ tuabin phản lực cánh quạt MA700.

Tuy nhiên, mục tiêu trở thành một “ông lớn” hàng không của Trung Quốc có thể vi phạm một lệnh cấm vận của Mỹ đối với việc chuyển giao công nghệ quân sự. Lệnh cấm này có thể ảnh hưởng đến những bộ phận được dùng cho cả hai mục đích, quân sự cũng như thương mại.

Nguy cơ cấm vận

Giống như các nhà sản xuất của Mỹ khác làm ăn ở Trung Quốc, Honeywell đang để mắt sát tới căng thẳng ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington, mà gần đây nhất là liên quan đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Trung Quốc đã dọa sẽ trừng phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. “Với tất cả mọi người ở đây, đó là vấn đề giữa hai chính phủ. Nhưng rõ ràng là chúng tôi sẽ phải theo dõi rất sát sao”, ông Howes cho hay.

Lo lắng nhất vẫn là Boeing, hãng đã chế tạo tên lửa Harpoon mà Đài Loan sẽ mua theo hợp đồng với Mỹ. “Thị trường Trung Quốc thật đáng kinh ngạc vào năm ngoái”, người đứng đầu bộ phận marketing của Máy bay thượng mại Boeing, ông Randy Tinseth cho hay. Nhưng khi muốn phát triển ngành công nghiệp của riêng mình, bản thân Trung Quốc cũng muốn thu về được hàng tỷ đô la.

 


 

© Báo  Dân Quyền thiết kế và giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.
Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: (405) 525-3881 Fax: (405) 692-8558 - Email:
Danquyennews@aol.com