Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Khách sạn Centre Point nơi lý tưởng để ở trong những ngày viếng thăm Đà Nẵng
    Tin Thế Giới
Tổng thống Ukraine bất ngờ tới 'chảo lửa', Nga cảnh báo 'đáp trả tương xứng'
    Tin Việt Nam
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Namibia
    Tin Cộng Đồng
Bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam được giải cứu ở Myanmar về nước
    Tin Hoa Kỳ
Khoảnh khắc giữa ông Trump và con trai Musk gây bão
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Đồng nghiệp, người thân tiễn biệt Quý Bình: 'Anh là ánh sáng của sự tử tế'
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Một học sinh Việt Nam đạt điểm toán cao nhất thế giới

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Tạo đột phá, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn trong thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ
Nghị quyết số 57 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được đánh giá rất cao và tạo ra một sự hứng khởi trong toàn xã hội vì đã đề cập đến một vấn đề rất quan trọng, rất thiết yếu của đời sống xã hội, đó là vấn đề khoa học và công nghệ số hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống một cách sâu rộng, hiệu quả thông qua luật hóa, thể chế hóa.

Sáng nay (15/2), Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phát biểu thảo luận tại Tổ 3 (gồm các đoàn đại biểu Quốc hội: Bắc Giang, Nghệ An và Đắk Nông), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57/NQ-TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đây là Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; được đánh giá rất cao và tạo ra một sự hứng khởi trong toàn xã hội vì đã đề cập đến một vấn đề rất quan trọng, rất thiết yếu của đời sống xã hội, đó là vấn đề khoa học và công nghệ số hiện nay.

Cách tiếp cận của Nghị quyết số 57 đối với một vấn đề hết sức quan trọng này là hoàn toàn mới so với các nghị quyết khác, bởi vì rất rõ việc, nhìn vào đó người ta thấy rộng mở con đường phát triển của khoa học và công nghệ.

"Nghị quyết 57 tuyệt vời như vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải được đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. Muốn vậy phải luật hóa, thể chế hóa để được thực thi sâu rộng, hiệu quả trên thực tế, thực tiễn cuộc sống", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, quá trình luật hóa, cụ thể hóa này sẽ được chia làm hai bước. Bước thứ nhất là chúng ta xây dựng một nghị quyết của Quốc hội. Cụ thể là Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; việc làm này rất cấp bách, rất khẩn trương để đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống. Nghị quyết này của Quốc hội không thể giải quyết được hết những vấn đề mà Nghị quyết 57 đặt ra nhưng có ý nghĩa quan trọng trong tháo gỡ những điểm nghẽn đang tồn tại; việc tháo gỡ này là hết sức cấp bách, đây cũng là sự chờ đợi của các nhà khoa học, các doanh nghiệp để làm sao cho khoa học bứt lên.

Bước thứ hai căn cơ hơn là chúng ta phải sửa nhiều các đạo luật liên quan để tháo gỡ cho phát triển khoa học, công nghệ trên tinh thần xem xét tổng thể, bàn một cách căn cơ, bài bản, chiến lược hơn.

Quay lại câu chuyện bước một đang được bàn tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng cần phải tìm hiểu, xem xét kỹ các doanh nghiệp, nhà khoa học đang vướng chuyện gì thì tập trung mạnh vào gỡ chuyện đó để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống và khoa học có cơ hội phát triển nhanh.

Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, có 2 mảng lớn. Cụ thể, mảng thứ nhất là mảng khoa học công nghệ và mảng thứ hai là mảng chuyển đổi số.

"Khoa học công nghệ của chúng ta đang vướng những chuyện gì, những vấn đề mà Chính phủ chọn ở đây chưa chắc đã giải hết được những vấn đề đặt trong bài toán của thực tiễn và chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu nhưng từ tổng kết thực tiễn, từ phản ánh của các nhà khoa học và từ những vấn đề các địa phương phản ánh thì Chính phủ lựa chọn ra những điểm nghẽn mà chúng ta phải tập trung tháo gỡ", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Đề cập đến những đột phá trong dự thảo Nghị quyết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, dự thảo đã quy định cho phép nhà khoa học sử dụng kết quả nghiên cứu của mình và thương mại hóa kết quả nghiên cứu này để có thể đưa vào cuộc sống ngay, hiện thực hóa ngay kết quả nghiên cứu của mình trong thực tiễn, đây là một đột phá, một bước tiến rất lớn.

Bên cạnh đó, dự thảo có quy định về miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp rủi ro. "Chúng ta phải sẵn sàng, không chỉ trong khoa học mà kể cả trong kinh doanh cũng thế, phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro như một bước của quá trình hoàn thiện để lần sau chúng ta làm tốt hơn, để chúng không vấp lại nữa, đúng là làm khoa học thì cũng có rất nhiều rủi ro. Nghị quyết 57 đưa ra một nguyên tắc là quản lý khoa học là quản lý mục tiêu chứ không phải quản lý quá trình và chúng ta phải hiện thực hóa tư tưởng đó, quan điểm đó", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu vấn đề.

Đột phá nữa là chú trọng huy động các nguồn lực của xã hội cho nghiên cứu khoa học, không phải chỉ trông cậy vào Nhà nước. Doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học được khuyến khích bằng cách cho phép tính chi phí nghiên cứu khoa học vào chi phí sản xuất và miễn trừ, giảm trừ nhiều loại thuế liên quan. Đây là cách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cũng là một cách tạo ra sự đột phá. Hay là những chính sách khác như về khoán chi, cũng rất đột phá và rất nổi trội, loại trừ rất lớn những thủ tục hành chính đối với nhà nghiên cứu khoa học. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng: "Việc này rất đỡ cho nhà khoa học, đôi khi kết quả nghiên cứu chỉ mỏng trăm trang nhưng hồ sơ thanh toán có khi lại dày cả gang. Cách khoán này đã loại trừ các thủ tục mà các nhà khoa học vốn rất giỏi về khoa học nhưng lại thường rất dở về thanh toán".

"Trên đây là những ưu việt của các chính sách mà chúng ta đề ra trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội lần này, có thể còn có điều gì đó chưa đủ, thì mong các đại biểu trao đổi, bổ sung thêm", Phó Thủ tướng Thường trực bày tỏ.

Phần thứ hai là nội dung về chuyển đổi số, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, chúng ta cũng đã có một nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia và nhấn mạnh, chuyển đổi số ngày nay là xu thế toàn cầu. Công nghệ số đã làm biến đổi thế giới, nâng cao năng lực quản trị và năng suất lao động của toàn xã hội và năng lực quản trị quốc gia và chúng ta cũng không còn sự lựa chọn nào khác phải quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thúc đẩy chuyển đổi số.

Chuyển đổi số có rất nhiều vấn đề và cũng đã được các đại biểu Quốc hội đề cập, trong đó có vấn đề liên quan đến thể chế về số, hạ tầng về số, nhân lực về số, an ninh an toàn về số. Đấy là bốn thành tố cốt lõi của chuyển đổi số quốc gia.

Hiện nay có 2 hạ tầng quan trọng nhất trong hạ tầng là đường truyền và AI. Đây là lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm, tháo gỡ những khó khăn, nút thắt để thúc đẩy phát triển, nhất là ứng dụng công nghệ trong phát triển hệ thống đường truyền, trong đó có các chính sách ưu đãi trong phát triển các đường truyền vệ tinh.

"Để tạo ra hạ tầng số một cách bài bản, đầy đủ thì những điểm trên đã đủ chưa? Báo cáo với các đồng chí là chưa đủ nhưng với Nghị quyết đang được xây dựng này thì trước mắt chúng ta chọn những vấn đề quan trọng nhất để chúng ta đưa vào nhằm tập trung tháo gỡ, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh./.
DanQuyen.com (Theo baochinhphu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sân bay Nội Bài hưởng ứng Giờ Trái đất, tiết kiệm hơn 4.800kWh điện (22-03-2025)
    Giáo hội Phật Giáo Việt Nam sẽ tinh gọn hệ thống tổ chức (21-03-2025)
    30 giờ trôi dạt trên biển sau chìm tàu: 'Ăn cá chết để hy vọng sống' (20-03-2025)
    Công an vào cuộc vụ ứng dụng chứa 'đường lưỡi bò' của trà sữa Chagee (20-03-2025)
    Bộ Quốc phòng cho ý kiến về tổ chức quân sự địa phương khi không còn cấp huyện (20-03-2025)
    'Kẹo rau củ Kera' có chất tạo ngọt Sorbitol không được công bố (20-03-2025)
    Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc dùng ảnh hưởng như thế nào để giúp Hậu 'Pháo'? (18-03-2025)
    Hàng trăm nghìn người sắp được tăng lương hưu, trợ cấp: Là những ai? (18-03-2025)
    Điều tra vụ 2,5 ha rừng tự nhiên có gỗ quý bị đốn hạ (18-03-2025)
    Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào tháng 6/2026 (18-03-2025)
    Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhận gần 50 tỷ từ Hậu 'Pháo' (17-03-2025)
    Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (17-03-2025)
    Người mẹ vay 8 chỉ vàng để chữa bệnh cho con: 'Tôi mong con gái ra viện để sớm gặp ân nhân' (17-03-2025)
    Điều tra nghi án con gái 17 tuổi cùng mẹ sát hại cha tại nhà riêng (17-03-2025)
    'Xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp' (17-03-2025)
    Khánh Hòa đón 231 khách Nga trên chuyến bay charter đầu tiên sau Covid-19 (17-03-2025)
    Hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh bị đề nghị truy tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn (17-03-2025)
    Bộ Công Thương 'bỗng' lên tiếng giải thích về thanh lý xe công (17-03-2025)
    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thêm nhiệm vụ mới (17-03-2025)
    Người đàn ông ở Bình Dương trộm hơn 600 triệu đồng của hàng xóm (17-03-2025)

Các bài viết cũ:
    Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận vào quý II (15-02-2025)
    ĐBQH muốn doanh nghiệp trong nước làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (15-02-2025)
    Học sinh giỏi lớp 12 được thưởng chuyến du lịch bị đuối nước thương tâm (15-02-2025)
    Nếu còn UBND cấp huyện thì phải có cơ quan quân sự huyện (13-02-2025)
    Thông tin chính thức về vụ quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp tử vong (13-02-2025)
    Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang qua đời (13-02-2025)
    Triệu tập nghi phạm liên quan vụ thi thể nữ giới không đầu ở bờ biển (13-02-2025)
    Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 12/2 (11-02-2025)
    Triệt phá đường dây mua bán gần 56 triệu thông tin dữ liệu cá nhân (11-02-2025)
    Chủ biệt thự 'đẹp nhất Cà Mau' kiện chính quyền (11-02-2025)
    Sẽ trình Quốc hội dự án đường sắt hơn 8,3 tỉ USD kết nối với Trung Quốc (10-02-2025)
    Kỳ vọng động lực mạnh mẽ từ khối doanh nghiệp tư nhân (10-02-2025)
    Phát hiện 2 thi thể bị quấn vải trắng trong bồn hoa đổ kín xi măng (10-02-2025)
    Mẹ của nữ sinh mất tích ở TPHCM nghẹn ngào đón con trở về từ Trung Quốc (09-02-2025)
    CSGT Hà Nội: Thông tin 'dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu' là thiếu chính xác (09-02-2025)
    Công an Đồng Nai đã bắt được đối tượng Võ Thành Đạt sau hơn 1 năm truy tìm (09-02-2025)
    Vụ phát hiện thi thể người phụ nữ 41 tuổi ở Bình Dương: Nạn nhân thuê phòng trọ sống một mình (09-02-2025)
    Thông qua đề nghị xây dựng cơ chế phát triển metro ở TP.HCM, Hà Nội (08-02-2025)
    Không phải Labubu, Baby three, đây mới là mặt hàng người Việt chi trăm tỷ để mua (08-02-2025)
    Từ nay, người điều khiển xe máy sẽ bị CSGT xử phạt tới hơn 10 triệu đồng nếu không đáp ứng điều kiện này (08-02-2025)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Anh Xẩm


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 160791551.