Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Nga xác nhận Tổng thống Syria từ chức, ra nước ngoài sau khi đàm phán với phe đối lập
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong bối cảnh hiện nay những nhà lãnh đạo từ Dân Chủ đến Cộng Hoà đều nhất trí cho rằng Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn nữa để kiềm chế Trung Quốc, phần lớn trong các cuộc tranh luận về chính sách tại Washington, người ta đều tập trung vào sức mạnh kinh tế, công nghệ Quốc Phòng của Bắc Kinh.


Xét về kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thành phần thanh niên rất cao, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, nợ chính phủ tăng, xã hội già hoá và mức tăng trưởng thấp hơn so với dự kiến. Từ những xúc tác ấy các nhà hoạch định chính sách và một số chuyên gia về Trung Quốc hy vọng họ sẽ hạn chế cho ngân sách Quốc phòng. Riêng một số nhà quân sự Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc thật ra không nên đánh giá quá cao khả năng của họ so với quân đội Hoa Kỳ, vì họ chưa đủ khả năng để thách thức chúng ta.

Tuy nhiên, trên thực tế các nhà quân sự Hoa Kỳ không công nhận về cơ sở công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang phát triển đến mức độ nào. Bộ chính trị và Tập Cận Bình bất chấp những sa sút về kinh tế, chỉ tiêu quốc phòng vẫn tăng vọt và ngành công nghiệp quốc phòng đặt trong tình trạng chiến tranh. Thật thế, Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển và sản xuất các hệ thống vũ khí được thiết kế để răn đe Hoa Kỳ. Họ đã bắt kịp Hoa Kỳ về khả năng sản xuất vũ khí hàng loạt và quy mô lớn. Ở một số lĩnh vực, Trung Quốc hiện dẫn đầu công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới, với công suất lớn hơn Hoa Kỳ khoảng 230 lần. Từ năm 2021 đến đầu năm 2024, cơ sở công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã sản xuất hơn 400 máy bay chiến đấu hiện đại và 20 tàu chiến lớn, tăng gấp đôi khổ đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo cùng tên lửa hành trình, đồng thời phát triển máy bay ném bom tàng hình mới. Trong cùng thời kỳ, Trung Quốc đã tăng số lần phóng vệ tinh lên 50 phần trăm. Trung Quốc hiện đang mua các hệ thống vũ khí với tốc độ nhanh gấp năm đến sáu lần so với Hoa Kỳ. Đô đốc John Aquilino, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã mô tả sự mở rộng quân sự này là "sự gia tăng nhanh chóng và rộng rãi nhất kể từ Thế chiến II".

Đi về quá khứ, khi phe Trục tiến quân vào châu Âu, Tổng thống Franklin Roosevelt đã huy động và kết hợp các quốc gia bị phe Trục chiếm đóng. Chiến dịch kết hợp này được Tổng thống Roosevelt đặt tên là “kho vũ khí dân chủ”. Ngày nay với sự bành trướng của Trung Quốc, nếu một cuộc bùng nổ xảy ra trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hoặc 2 mặt trận châu Á-châu Âu, muốn chiến đấu và chiến thắng Washington cần phải khắc phục những điểm nghẽn quan trọng và nhanh chóng. Tóm lại, Hoa Kỳ cần phải dành nhiều sự chú ý về nguồn lực hơn nữa và tập hợp một kho vũ khí dân chủ mới như T.T. Roosevelt đã làm trước kia.

Tất cả chúng ta không ngạc nhiên trước kỳ Đại hội Đảng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã truyền đạt thông điệp:” sự trẻ trung hoá đất nước” trên mọi mặt trận. Phần lớn trong quá trình đó là xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng để sản xuất phần cứng như: Tàu ngầm, chiến hạm, máy bay, xe tăng, tên lửa v.v.. và phần mềm, như: công nghệ thông tin, hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc và tình báo v.v.. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã sản xuất tàu ngầm, máy bay, tên lửa, hệ thống phòng không, vũ khí chiến lược đã biến nước này trở thành đối thủ cạnh tranh của Hoa kỳ. Các doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò chủ lực thúc đẩy quá trình sản xuất. Những doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm phát triển và xây dựng vũ khí tiên tiến. Ngày nay trên thế giới có 10 công nghệ lớn nhất sản xuất khí cụ quốc phòng thì Bắc Kinh đã làm chủ 5, bao gồm 2 công ty lớn nhất về công nghệ hàng không và công ty đóng tàu. Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với công ty Hoa Kỳ như Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics.

Không riêng khối lượng sản xuất quốc phòng thúc đẩy sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã cải thiện quy trình nghiên cứu, phát triển và mua sắm các hệ thống vũ khí, cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân sản xuất nền tảng tiên tiến trong các lĩnh vực phức tạp như hàng không trên tàu sân bay, siêu thanh và hệ thống đẩy. Ngoài phần cứng quân sự, PLA đã xây dựng kiến ​​trúc kỹ thuật số, trong trường hợp chiến tranh, sẽ giúp quân đội phối hợp các mạng lưới chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, mạng, tình báo, giám sát, trinh sát và triển khai hỏa lực với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo.

Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy lực lượng Hải quân của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Chẳng hạn như trên đảo Trường Hưng nằm dọc bờ biển phía Đông Trung Quốc có năng lực lớn hơn tất cả xưởng đóng tàu của Hoa Kỳ cộng lại. Khả năng Hải quân bao gồm động cơ chạy diesel, hệ thống điện tử, tàu ngầm kể cả hệ thống không người lái. Trong thập niên qua, hải quân PLA đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc đóng tàu hộ tống và hoàn thành các tàu sân bay Sơn Đông và Phúc Kiến. Tuy nhiên, nếu so với Hải quân Hoa Kỳ, mặc dù Trung quốc có nhiều chiến hạm nhưng nhỏ hơn và không có thiết bị hiện đại và số tên lửa hạn chế hơn Hải quân Hoa Kỳ.

Cho dù hệ thống quản trị cơ sở công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc chặt chẻ, nhưng vẫn có một số vấn đề làm suy yếu và trì hoãn do bởi nạn tham nhũng. Vào cuối năm 2013 Bắc Kinh đã cách chức 3 viên chức cao cấp trong ngành công nghệ quốc phòng. Ngoài ra Trung Quốc cũng đang phải vật lộn với một số lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt liên quan đến động cơ, chip cao cấp, mạch tích hợp và thiết bị sản xuất. Vụ đánh chìm một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu Vũ Xương vào đầu năm nay cho thấy Trung Quốc vẫn còn nhiều việc phải làm để sản xuất một số hệ thống phức tạp. Mặc dù quân đội Trung Quốc lớn và được trang bị tốt, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu kể từ Chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Những thách thức này trên thực tế họ chưa có thể vượt qua đối tác Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực quan trọng.

Chính vì xu hướng bành trướng quốc phòng của Bắc Kinh, cho nên lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ khuyến cáo Hành pháp phải thu hẹp khoảng cách và nhận ra tính cấp bách dồn nỗ lực cải tiến, đầu tư vào kỹ nghệ quốc phòng, như các vị Tổng thống tiền nhiệm Roosevelt, Hary Truman và Ronald Reagan đã làm. Yêu cầu trên được nhấn mạnh vào yếu tố giải quyết những điểm yếu một cách rõ ràng trong hệ thống công nghiệp quốc phòng hiện tại. Bao gồm các lực lượng quân sự, quy trình ký kết và mua sắm nhanh hơn, linh hoạt hơn. Trước hết phải rút ngắn thời gian để trao đổi hợp đồng và giúp đỡ công ty sáng tạo chuyển nhanh. Song song với đòi hỏi trên Ngũ Giác Đài cần đưa ra chính sách ưu đãi cho các công ty quốc phòng để nâng cao và đào tạo lại kỹ năng người lao động. Quốc Hội còn đưa ra ngân sách giúp đỡ các trường đại học đào tạo sinh viên trong các ngành công nghệ và kỹ sư, phục hồi kỹ nghệ đóng tàu.

Bài học lịch sử cho chúng ta thấy, một năm trước khi trận Trân Châu Cảng xảy ra đưa Hoa Kỳ vào đệ II Thế chiến, Tổng thống Roosevelt đã kêu gọi đất nước “ngay bây giờ cần xây dựng dụng cụ, máy móc vũ khí và thành lập nhanh chóng nhà máy sản xuất quốc phòng”. Việc Trung Quốc tái vũ trang nhanh chóng và các cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông là những dấu hiệu cho thấy những đám mây đang tối dần. Để sẵn sàng cho môi trường thời chiến, Hoa Kỳ một lần nữa nên đi theo con đường mà tổ phụ Roosevelt đã đưa ra khi ông còn tại chức./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc đứng trước nguy cơ Bắc Hàn. (03-12-2024)

Các bài viết cũ:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157084576.