Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Quân đội Nga tiếp tục giành quyền kiểm soát một làng ở Donetsk
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp Tổng thống Guinea-Bissau, Madagascar và Ghana
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Nữ đại úy hiến tặng đôi giác mạc khi qua đời, giúp 2 người tìm thấy ánh sáng
Được hiến tặng giác mạc, bà N.T.V dường như tái sinh khi nhìn được mặt con cháu sau nhiều năm.

Đây là bệnh nhân được ghép giác mạc “nội” đầu tiên ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Bà V. bị loạn dưỡng giác mạc di truyền, lòa cả 2 mắt đã hơn chục năm. Cuộc sống của bà rất khó khăn khi không thể tự mình đi lại, phục vụ bản thân, khiến bà luôn mặc cảm mình trở thành gánh nặng của gia đình. Bà đã nằm trong danh sách đăng ký chờ ghép từ lâu, nhưng nguồn giác mạc rất hiếm, trong khi số người chờ rất đông. Gia đình không có khả năng nhận giác mạc từ nước ngoài, nên cứ chờ đợi.

Điều kỳ diệu đã đến vào ngày 25/9 khi Ngân hàng Mô Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tiếp nhận ca hiến giác mạc của đại úy Lê Thị Hồng M. (74 tuổi) - nguyên cán bộ Khoa Dược của Bệnh viện Quân y 103.

Chị Thùy Dương (công tác tại Ngân hàng mô Bệnh viện Mắt Hà Nội 2) chia sẻ: Hơn 5h sáng 25/9, đại úy Lê Thị Hồng M. trút hơi thở cuối cùng trong nỗi đau thương của gia đình và những người xung quanh. Nén nỗi đau vào tim, Thượng tá Nguyễn Lê Trung - Bác sĩ Phó Chủ nhiệm bộ môn/Khoa mắt Bệnh viện Quân y 103 - đã làm theo di nguyện của mẹ, gọi điện cho Ngân hàng Mắt để được hiến tặng đôi giác mạc của bà.

Lập tức, các kỹ thuật viên của Ngân hàng Mắt có mặt và tiến hành lấy giác mạc của người hiến tặng một cách nhanh chóng.

“Trong suốt quá trình chúng tôi lấy giác mạc, con trai bà chỉ đứng lặng lẽ quan sát ở một góc phòng. Chỉ đến khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, anh mới lại gần, âu yếm xoa mái đầu của mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc... Cảnh tượng vô cùng xúc động khiến chúng tôi lặng người vì cảm kích. Bởi vì, không chỉ là một đôi giác mạc được trao đi, mà ẩn giấu trong đó là yêu thương vô hạn của cả người hiến và gia đình đã gửi gắm” - chị Thùy Dương kể lại.

Hai giác mạc đã được Ngân hàng Mô điều phối cho Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 và Bệnh viện Quân y 103. Ca phẫu thuật ghép giác mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội 2 đã thực hiện ngày 27/9 và 3 ngày sau ca ghép thành công, bệnh nhân đã được ra viện vào ngày 30/9.

Chia sẻ với chúng tôi, bà V - người được nhận giác mạc - vô cùng hạnh phúc: “Vài tiếng sau khi được phẫu thuật, bác sĩ bảo tôi mở mắt và khi nhìn thấy mọi người, tôi vỡ òa sung sướng vì hơn 10 năm tôi chỉ thấy ánh sáng lờ mờ, không thấy hình người. Sau 4 ngày, độ nét tăng lên rõ rệt. Tôi chỉ mong sớm được về quê nhìn lại người thân của mình”.

Chiều 30/9, PGS.TS. Hoàng Thị Minh Châu - Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 - cho biết bệnh viện đã ghép giác mạc cho 42 bệnh nhân, nhưng đều là giác mạc từ nước ngoài, còn đây là lần đầu tiên ghép giác mạc trong nước. Ca ghép diễn ra trong khoảng 45 phút, kết quả ban đầu khá khả quan, người được ghép đã nhìn được và tự đi lại được. Ghép giác mạc là kỹ thuật đặc biệt, đòi hỏi phải theo dõi cả một quá trình, nên tới đây, bệnh nhân vẫn phải theo dõi, tái khám thường xuyên và phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như không vận động nặng, tránh bị khói bụi, va đập vào mắt….

PGS.TS. Hoàng Thị Minh Châu cho biết thêm: "Chúng tôi muốn phát triển ghép giác mạc từ nguồn trong nước vì thời gian bảo quản ngắn hơn, chất lượng tốt hơn hàng nhập và chi phí rẻ hơn, giúp được cho nhiều bệnh nhân nghèo tiếp cận, hơn nữa, các vụ tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nam rất nhiều, là nguồn giác mạc giúp nhiều người tìm lại ánh sáng, mà nếu không lấy sẽ rất phí".

Theo PGS.TS. Châu, việc lấy giác mạc không câu thúc về thời gian như lấy tạng và tỉ lệ ghép thành công cũng cao hơn, không đòi hỏi cao về sự tương thích, một người tặng sẽ giúp 2 bệnh nhân được sáng mắt, nên nếu có nguồn tạng hiến, sẽ có thêm nhiều người bị mù lòa thấy lại ánh sáng.
DanQuyen.com (Theo viettimes.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khỏe mạnh (02-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà (24-09-2024)
    21 học sinh nghi bị ngộ độc từ trà sữa trong liên hoan Trung thu (16-09-2024)
    3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão (16-09-2024)
    Cấp cứu thành công 7 trường hợp nguy kịch vì khí CO (11-09-2024)
    Chuyển đổi 'chứng chỉ' hành nghề y sang 'giấy phép' hành nghề (08-09-2024)
    Lấy được cục máu đông gây đột quỵ dài chưa từng thấy (31-08-2024)
    Tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe (31-08-2024)
    Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi? (31-08-2024)
    TPHCM lần đầu tiên công bố dịch sởi (27-08-2024)
    Nữ bác sĩ nước ngoài nhận hối lộ của hàng trăm bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tháng (27-08-2024)
    Ca lấy, ghép tạng đặc biệt ở Hà Nội: Sức khỏe hai bệnh nhân tiến triển tốt (25-08-2024)
    Hàng chục y bác sĩ của 3 bệnh viện cúi đầu tri ân người đàn ông trẻ xấu số (24-08-2024)
    Nam thanh niên ngưng thở sau khi được gây tê nhổ răng (17-08-2024)
    Người đàn ông tự đi xe khách xuống Hà Nội để vào viện cấp cứu (16-08-2024)
    An toàn thực phẩm: Phát hiện hóa chất perchlorate trong thực phẩm và nước tại Mỹ (16-08-2024)
    Nhật Bản phát triển phương pháp mới điều trị virus SARS-CoV-2 (16-08-2024)
    Nam sinh đi cấp cứu vì tai nạn không ngờ khi đang ngủ (15-08-2024)
    Thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia (14-08-2024)
    TP.HCM đủ điều kiện công bố dịch sởi (12-08-2024)
    Bộ Y tế chỉ đạo 'nóng' phòng chống dịch bạch hầu tại Thanh Hóa (11-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155917937.