Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Lãnh tụ tối cao Iran nêu tên 3 quốc gia liên quan vụ lật đổ chính phủ Syria
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
Nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Singapore là người Việt Nam
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Khoa Học
Điều gì khiến con người khác biệt với các loài?
Cái gì khiến chúng ta khác với động vật khác? Có thể là vì chúng ta có thể suy nghĩ về suy nghĩ của mình, hay suy nghĩ người khác đang nghĩ gì.

Câu hỏi điều gì làm cho chúng ta trở thành sinh vật độc nhất là một chủ đề gây nhiều tranh cãi kể từ bình minh lịch sử nhân loại. Cái gì khiến chúng ta khác với động vật khác? Có thể là vì chúng ta có thể suy nghĩ về suy nghĩ của mình, hay suy nghĩ người khác đang nghĩ gì, và từ đó đưa ra hành động thích hợp.

Đây chính là nội dung của học thuyết tâm trí (Theory of Mind - TOM). TOM bao gồm năng lực tự suy ngẫm, khả năng diễn đạt tư duy và kiến thức thành lời, cùng với việc biết rõ ở mức nào đó những gì mà người nghe biết và những gì đang diễn ra trong đầu của họ.

Một số nghiên cứu về phát triển tâm trí dựa trên ý tưởng rằng khi trẻ con bắt đầu biết nói dối là vì đó là lúc trẻ bắt đầu nhận ra không phải ai cũng biết những gì mình biết. Nói cách khác, trẻ khám phá ra rằng đôi khi trẻ biết những thứ mà không ai khác biết - có thể là mẹ không nhìn thấy mình lấy trộm bánh từ hộp bánh. (Thật không may là trẻ có thể chưa nhận ra rằng mẹ thấy được vụn bánh quanh mép.)

Kiểu phát triển trí não này thường xảy ra từ khoảng ba đến năm tuổi. Nếu đứa trẻ ở độ tuổi này thấy ai đó nhìn vào cái hộp đựng cái gì đó khó thấy, đứa trẻ có thể đoán được rằng người kia biết cái gì đó mà trẻ không biết. Ở độ tuổi nhỏ hơn, trẻ em chưa phát triển năng lực trí óc này.

Tinh tinh giống con người theo nhiều cách - chúng rất thông minh và có thể giao tiếp với nhau và với chúng ta. Bằng chứng hóa thạch và phân tích DNA cho thấy chúng và chúng ta có chung tổ tiên. Về cấu trúc, não tinh tinh cũng rất giống não người. Vậy tinh tinh có TOM hay không? Bằng chứng gần đây gợi ý rằng chúng có - ít nhất là ở một mức độ nào đó.

Con người đã quan sát được nhiều hành vi có tính che giấu của tinh tinh. Ví dụ con tinh tinh đực thuộc hạ đã từng thử “vụng trộm” với tinh tinh cái khi con đực alpha (đầu đàn) không nhìn thấy. Tương tự một số con tinh tinh đã từng làm báo động giả để khiến bầy của nó chạy trốn khỏi một cái cây đầy quả, để mỗi mình nó hưởng hết cả cây.

Cái gì khiến chúng ta khác với con vật? Một số người nói rằng đó là sức mạnh của ngôn ngữ; một số khác cho rằng là chữ viết; một vài người tin rằng điều duy nhất khiến chúng ta khác những sinh vật khác là khả năng nói dối.

Nhiều nhà tâm lý học hiện này cho rằng TOM có phân cấp. Ở cấp cao nhất theo thang phân cấp, con người có TOM đầy đủ. Đi xuống thấp hơn, các loài linh trưởng như tinh tinh chỉ có một số đặc điểm. Thật không may nghiên cứu trên động vật khác như cá heo và thậm chí bồ câu cho kết quả không rõ ràng. Vì thế chúng ta cần phải chờ xem liệu TOM có khiến chúng ta khác – và thông minh hơn – các loài vật khác hay không.

Trí nhớ và tâm trí

Điều gì xảy ra sau khi chúng ta chú ý, dù là có chọn lọc hay phản xạ, đến thông tin quan tâm? Chúng ta sẽ liên hệ nó với kiến thức đã biết trước để nhận ra nó, hoặc chúng ta nhớ nó để sau này dùng. Chúng ta nhớ hàng triệu triệu thông tin, một số rất dễ, một số rất khó. Tại sao có sự khác nhau lớn như vậy?

Có thể trả lời câu hỏi này bằng cách tham khảo những ca điển hình của những người bị bệnh não có biểu hiện suy giảm trí nhớ. Vào đầu thập niên 1950 nhà phẫu thuật thần kinh người Mỹ William Scoville ở Học viện thần kinh Montreal, Canada, đã phát triển một kỹ thuật phẫu thuật có tính cách mạng để điều trị bệnh động kinh. Động kinh chủ yếu do các tín hiệu điện bất thường trong não gây ra.

Bệnh này gây những cơn động kinh dữ dội, thường kéo theo mất kiểm soát vận động và bất tỉnh. Ngày nay người ta dùng thuốc để kiểm soát phần lớn, ngoại trừ những ca nặng nhất, nhưng tại thời điểm đó Scoville không có lựa chọn nào khác. Để chữa bệnh, ông phát triển kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ hai bên vùng giữa của thùy thái dương. Trong kỹ thuật này một phần lớn của phần giữa thùy thái dương ở cả hai bên bị cắt bỏ.

Cách làm của Scoville là dựa trên công trình do nhà thần kinh học người Anh, John Hughlings Jackson (1835-1911) từng thực hiện. Jackson mô tả sự sắp xếp không gian của hệ thống thần kinh vận động ở người và để ý rằng cấu trúc giải phẫu của thùy thái dương của nhiều bệnh nhân động kinh có dấu hiệu bất thường.

Thủ thuật giải phẫu của Scoville thành công trong việc giảm nhẹ chứng động kinh, nhưng chúng có chung một hiệu ứng phụ. Bệnh nhân hồi tỉnh sau phẫu thuật không còn bị động kinh, nhưng bị chứng quên nặng - họ mất khả năng nhớ những gì đã xảy ra. Hơn nữa mức độ nghiêm trọng của chứng quên phụ thuộc vào kích thước phần não bị cắt bỏ - phần bị cắt càng lớn thì chứng mất trí nhớ càng nặng.

“Động kinh là tổn thương cục bộ của một vài tế bào bất ổn ở một nửa của não.”

-John Huglings Jackson, 1864.
DanQuyen.com (Theo znews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nhiều động vật quý hiếm mới xuất hiện ở Kon Tum (09-12-2024)
    Bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (19-11-2024)
    Siêu bão Manyi đổ bộ vào đảo Luzon, Philippines sơ tán hơn 1,2 triệu người (17-11-2024)
    Biển Đông sắp đón thêm 2 cơn bão (14-11-2024)
    Bão Toraji đang vào Biển Đông, bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (11-11-2024)
    Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9 (10-11-2024)
    2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử (07-11-2024)
    Bão Yinxing giật cấp 16 có thể đi vào Biển Đông từ chiều 8/11 (07-11-2024)
    Bão Yinxing mạnh lên cấp 14 và liên tục đổi hướng (06-11-2024)
    Mưa lớn ở miền Trung khả năng kết thúc sớm hơn dự báo (04-11-2024)
    Bão Marce gần Philippines mạnh dần lên, di chuyển nhanh (04-11-2024)
    Chú cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời ở tuổi 110 (02-11-2024)
    Biển Đông có thể đón áp thấp nhiệt đới trong vài ngày tới (31-10-2024)
    Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m (31-10-2024)
    NASA chụp được bức ảnh gây sửng sốt (30-10-2024)
    Miền Bắc sắp đón đợt rét đầu tiên, La Nina bắt đầu tác động (29-10-2024)
    'Mẫu vật rồng ngâm' từng làm nước Anh rúng động (27-10-2024)
    Tin mới nhất về bão số 6 TRAMI: Đi sâu vào đất liền rồi vòng ra biển Đông (27-10-2024)
    Bão số 6 đi vào Quảng Trị - Quảng Nam ngày mai, mưa lớn gió giật cấp 11 (26-10-2024)
    Bão Trami sẽ nguy hiểm thế nào, đổ bộ vào đâu? (25-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới (30-09-2024)
    Bão Julian mạnh lên, dự báo trở thành siêu bão càn quét Biển Đông (28-09-2024)
    Dự báo về bão Helene 'nhanh bậc nhất lịch sử' (25-09-2024)
    Vì sao đón không khí lạnh mà miền Bắc không rét? (22-09-2024)
    Áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông, hôm nào bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta? (17-09-2024)
    Áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4 với 2 kịch bản đổ bộ (16-09-2024)
    Trung Quốc: 'Quái vật bão' Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25 triệu dân ra sao? (16-09-2024)
    Siêu bão Bebinca không ảnh hưởng tới Việt Nam (15-09-2024)
    Thiếu lương thực do hạn hán, Zimbabwe 'hy sinh' 200 con voi để cứu đói (14-09-2024)
    Nhà khoa học cảnh báo những thiên tai địa chất sau mưa lũ và cách phòng tránh (14-09-2024)
    Bão cuồng phong Bebinca liệu có đổ bộ vào nước ta? (12-09-2024)
    Philippines theo dõi bão mới hình thành, có thể mạnh mức cuồng phong (11-09-2024)
    Chuyên gia địa chất chia sẻ cách nhận diện nguy cơ sạt lở đất để phòng tránh (09-09-2024)
    Siêu bão khiến nửa triệu người chết, gây bất ổn dẫn đến sự ra đời một quốc gia (08-09-2024)
    Dự báo bão số 3 là cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây (04-09-2024)
    Các nhà khoa học Mỹ tạo ra robot lai sinh học 'nửa là nấm đùi gà, nửa là máy móc' (04-09-2024)
    Bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam (03-09-2024)
    Bão Yagi sẽ vào Biển Đông, khả năng đạt cường độ mạnh (02-09-2024)
    Tìm thấy hàng loạt dấu tích người tiền sử ở Bắc Kạn (27-08-2024)
    Miền Bắc vừa ngớt mưa lại sắp đón không khí lạnh diễn biến 'lạ thường' (26-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Á Đại Gia


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157116813.