Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Nga nêu lý do tăng lực lượng thường trực, thành nước có quân đội lớn thứ 2 thế giới
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp vì một tương lai tốt đẹp
    Tin Cộng Đồng
Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong những năm đầu của nhiệm kỳ, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đưa chiến lược hoà bình Trung Đông dựa trên chính sách bình thường hoá bang giao giữa Do Thái và Ả Rập Xê Rút (Saudi Arabia). Trong dòng nghĩ suy của Washington cho rằng một thoả thuận như thế sẽ ổn định khu vực đầy biến động và ngăn chận hành động táo tợn của Iran hiện nay và về sau.

Chiến lược bình thường hoá giữa Do Thái và Ả Rập Xê Rút sẽ giúp Hoa Kỳ rảnh tay tự do chuyển đổi nguồn lực của mình ra khỏi Trung Đông, hướng về châu Á và châu Âu nhiều hơn. Thế giới Ả Rập giờ đây có thể trở thành hành lang thương mại Á- u với tham vọng nối dài từ Ấn Độ Dương qua Địa Trung Hải, chống lại dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Đến mùa thu năm 2023, các quan chức Hoa Kỳ dường như đạt được thoả thuận. Ả Rập Xê Rút cho biết họ đã sẵn sàng bình thường hoá với Do Thái, đổi lại yêu cầu Washington ký kết một hiệp ước bảo vệ an ninh thủ đô Riyadh. Thoả mãn yêu cầu trên Hoa Kỳ chuẩn bị đáp ứng đòi hỏi của Saudi. Trên lý thuyết hiệp ước này chỉ bảo đảm những cam kết mà Hoa Kỳ đã đồng ý trước đây trong khu vực này. Tuy nhiên Washington tin rằng nhờ sự giao tình hiện nay giữa Do Thái và Ả Rập Xê Rút sẽ hiếm khi cần đến sự hỗ trợ về quân sự của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas vào Israel làm thay đổi cuộc diện Trung Đông hoàn toàn, khi 1200 người bị thiệt mạng đã phá vỡ quan niệm rằng các thế lực Trung Đông sẽ bỏ qua qua khi xung đột Israel-Palestine càng lớn dần. Hành động tiếp theo Do Thái đã đáp trả bằng cách phát động một cuộc xâm lược tàn khốc và dãi Gaza. Cho đến nay cuộc xâm lược này đã giết hại hơn 37,000 người Palestine. Hành động trên của Do Thái đã khiến công dân trong khối Ả Rập vô cùng tức giận. Do đó Ả Rập Xê Rút đã rút ra khỏi thoả thuận bình thường hoá, đòi hỏi Do Thái trước tiên phải chấp nhận quyền tự quyết của người Palestine. Cùng lúc ấy các nước láng giềng cũng xa lánh Israel.

Cho dù những bất đồng từ Israel và À Rập Xê Rút, nhưng những nhà chiến lược Hoa Kỳ vẫn tìm kiếm giải pháp đàm phán giữa Jerusalem và Riyadh. Trên thực tế, các quan chức Hoa Kỳ cho rằng một thoả thuận kịp thời trong lúc này sẽ giảm thiểu mức độ leo thang tại Trung Đông, và mong rằng Do Thái sẽ đồng ý ngưng bắn trên dải Gaza. Đối với Bạch Ốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Do Thái và Ả Rập Xê Rút là giải pháp duy nhất giải quyết những bất đồng trong khu vực. Tuy nhiên, chiến lược trên chưa hẳn có thể đạt được kết quả. Bởi vì Saudi Arabia sẽ không thiết lập quan hệ với Israel để đổi lấy việc chấm dứt chiến tranh. Tại thời điểm này Riyadh chỉ thiết lập quan hệ với Israel nếu họ thực hiện các biện pháp rõ ràng đối với Palestine. Giả thuyết rằng: nếu Hoa Kỳ muốn có thoả thuận giữa Israel và Saudi Arabia, điều trước tiên Hoa Thịnh Đốn phải áp lực mạnh mẽ với Jerusalem, buộc họ phải bảo đảm tiến trình ngưng bắn và phải có kế hoạch tích cực dài hạn tương lai của Gaza. Một cách khác, Washington phải thể hiện hành động rõ ràng của mình qua hình thức bênh vực Do Thái qua các vụ xung đột trong khu vực. Nếu không thực hiện được điều này Washington sẽ lãng phí thời giờ qua việc thúc đẩy bình thường hoá quan hệ và gây nên nguy hại cho nền an ninh của các nhà nước Ả Rập.

Một góc nhìn khác, kể từ khi cuộc chiến Gaza bắt đầu, ngoại giao Hoa Kỳ đã thành công trong việc giảm nhiệt giữa Iran và Israel. Hiện nay Hoa Thịnh Đốn đang tìm cách ngăn chận Israel và Hezbollah vào một cuộc chiến toàn diện. Nhưng nhìn một cách cự ly Hoa Thịnh Đốn thu lượm thành quả rất khiêm nhường. Bởi vì Washington không bảo đảm được lệnh ngưng bắn hoặc bất cứ cam kết nào từ Israel về tương lai của Gaza hoặc nhà nước Palestine. Những thất bại này có thể sẽ gây nên ảnh hưởng cho kỳ tranh cử của đảng Dân Chủ. Hơn nữa chừng nào cuộc chiến còn tiếp diễn, thì sự bế tắc của Israel với Hezbollah sẽ còn tiếp tục gia tăng. Các cuộc pháo kích giữa 2 bên đã khiến hàng chục nghìn người Israel phải di dời kể từ khi cuộc chiến Gaza nổ ra. Vì thế Israel coi việc bảo vệ biên giới phía bắc của mình là một phần thân thể không thể thiếu vắng hay tách rời, trong chiến dịch tiêu diệt Hamas. Nhìn xa hơn, một cuộc leo thang như thế yếu tố Iran can thiệp trong khu vực để hỗ trợ đối tác Lebanon sẽ không ngoại trừ.

Bàn cờ tiếp theo, Hoa Kỳ nổ lực gây sức ép lên các quốc gia Ả-Rập, đặc biệt Ai Cập và Qatar tạo áp lực lên Hamas, buộc họ chấp thuận một thoả ước ngưng bắn. Nhưng ngược lại Tổng thống Biden không thuyết phục được Thủ tướng Do Thái chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ, thay vì đe doạ sẽ cúp viện trợ cho Do Thái, Hoa Kỳ đưa ra điều kiện nếu Israel ngưng chiến họ sẽ có quan hệ chính thức với Ả Rập Xê Rút. Nhưng trớ trêu thay, chính người Ả Rập Xê Rút từ chối bình thường hoá để đổi lấy lệnh ngưng bắn như Hoa Thịnh Đốn chủ trương. Ngay cả khi Riyagh chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ không thấy có cơ sở để bảo đảm rằng Israel sẽ đồng ý. Quá khứ Do Thái đã từ chối dù từ Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Quốc. Chỉ biết rằng Do Thái tạm thời cân nhắc việc rút quân nhằm giải quyết vấn đề con tin của họ và người nước ngoài.

Hành vi của Israel đã làm bùng phát thế giới Ả Rập gây nên sự đe doạ sự ổn định trong khu vực. Trong quá khứ Ai Cập và Jordan đã bình thường hoá với Israel vào năm 1978 và 1994. Nhưng đến nay quan hệ ngoại giao của họ đã trở nên nguội lạnh. Lực lượng quân sự của Ai Cập và Jordan đặt trong tình trạng báo động và cảnh báo hiệp ước với Israel sẽ đổ vỡ. Bahrain và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất bình thường hoá quan hệ vào năm 2020, nay đã giảm bớt các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quan hệ kinh doanh. Làn sóng xuống đường của nhân dân Ai Cập ủng hộ người Palestine là áp lực để chính quyền Ai Cập rà soát lại vai trò của mình với Israel. Mặt khác Cairo phải chịu áp lực từ Israel do hiệp ước 1978 về việc chiếm giữ cửa khâu biên giới Rafah của Gaza. Không riêng gì Ai cập mà Jordan và Morocco cũng có những cuộc biểu tình chống Israel, ủng hộ Palestine. Với làn sóng chống đối Israel các nhà chính trị trên thế giới quan ngại rằng một cuộc nổi dậy kiểu Mùa xuân Ả Rập sẽ không tránh khỏi và chủ nghĩa cực đoan và khủng bố sẽ sống lại, bành trướng khắp nơi.

Nhìn chung vấn đề, sỡ dĩ Israel coi thường lợi ích đồng minh Ả rập của mình do một phần giải thích bởi mục đích tiêu diệt Hamas. Ngoài ra từ căn bản, phần đông lãnh đạo Israel cho rằng đất nước họ không cần các hiệp ước hoà bình trong khu vực để Israel được an toàn, dựa theo 2 lý do:
Quân đội họ mạnh và vũ khí tối tân.
Được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, nhờ bởi phần đông người gốc Do Thái nắm giữ vai trò quan trọng trong chính giới Mỹ. Đồng thời rất nhiều tỷ phú gốc Do Thái sẵn sàng hỗ trợ một khi có chiến tranh.

Một tầm nhìn phiến diện của các nhà chiến lược Do Thái, do bởi trước đây Tehran ném tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, Jordan và các nước vùng Vịnh đã hợp tác với Hoa Kỳ để đánh chặn hầu hết các tên lửa đó. Các quan chức Do Thái cho rằng khi tình hình leo thang với Iran, các quốc gia vùng Vịnh sẽ đứng chung với Hoa Kỳ và Do Thái để chống lại Iran. Suy nghĩ như thế là sai lầm vì hành động trên của họ không phải bảo vệ Israel mà để ngăn chận cuộc chiến lớn hơn nếu Israel bị tấn công. Nhưng kể từ khi Bình Nhưỡng bình thường hoá ban giao với Iran, Ả rập Xê Rút và các Tiểu quốc gia Ả Rập Thống nhất đã dần dần xa rời Israel.

Với những xáo trộn hiện nay, con đường thiết thực và gần như duy nhất để Ả Rập Xê Rút hợp tác chặt chẽ hơn với Israel, nhằm mang lại hoà bình cho người Palestine, Hoa Kỳ phải thúc đẩy một con đường thay thế cho tương lai của Gaza qua hình thức trình bày một chiến lược tái thiết Gaza và đảm bảo an ninh. Một kế hoạch như thế phải có sự tham gia của các quốc gia Ả Rập. Đây là giải pháp cần thiết đảm bảo cho sự đồng thuận trong nội bộ Palestine. Muốn thực hiện được điều này chỉ có Hoa Thịnh Đốn là người đóng vai trò then chốt gây nên sức ép với Israel, chấm dứt chiến tranh và chấp nhận giải pháp ấy. Và chỉ có Washington mới có thể đóng vai trò trung gian giữa các nhà lãnh đạo Israel và Ả Rập về một thỏa thuận an ninh cho Gaza.

Sau khi có một kế hoạch khả thi để tái thiết Gaza, Hoa Kỳ có thể bắt đầu thực hiện sứ mệnh lớn hơn của mình gây ảnh hưởng thành lập một nhà nước Palestine. Từ đó buộc Israel công nhận quyền tự quyết của người Palestine, cam kết thành lập một nhà nước Palestine với Đông Jerusalem là thủ đô. Quá trình này sẽ phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza, trong đó Israel đồng ý chấm dứt sự chiếm đóng Gaza và để một Chính quyền Palestine thống nhất quản lý cả Gaza và Bờ Tây. Những cam kết như vậy có thể đủ để giành được sự ủng hộ của người Saudi và các chính phủ Ả Rập khác, mở ra cánh cửa cho những mối quan hệ sâu sắc hơn về sau./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)

Các bài viết cũ:
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155629656.