Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Liệu Nga có dùng 'quân bài' hạt nhân nếu Ukraine lại phá lằn ranh đỏ?
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên Hợp Quốc
    Tin Cộng Đồng
Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Những cặp anh em cùng giành huy chương Olympic quốc tế

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu
Chiều 26/6, thảo luận tại hội trường về nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới việc tăng lương của công chức, viên chức; cách thức tăng lương...

ổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng 30% là chưa bình đẳng

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất với Tờ trình của Chính phủ cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình, phù hợp từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách. Đại biểu cho rằng, việc bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương còn bất cập do đưa phụ cấp công vụ 25% vào bảng lương mới dẫn đến lương cơ bản của công chức tăng bình quân là 23,25% (thấp so với viên chức tăng bình quân là 54,3% và mức tăng 43,96% của lực lượng vũ trang).

"Tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng 30% và lực lượng vũ trang tăng 51,93% là chưa bình đẳng với các đối tượng hưởng lương, chưa phù hợp với bảng lương mới theo dự kiến. Mức lương thấp nhất của nhân viên bậc 1, trung cấp, tập sự trong bảng lương tập sự thấp so với mức tăng lương, mức bình quân của công chức, dễ gây tâm tư không ổn định khi chúng ta cải cách tiền lương" - đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, khi chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đang hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ với phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ rất khó khăn do nhiều bậc lương cũ như: ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp, viên chức khác nhau lại được xếp vào một mức lương chức vụ mới dẫn đến có nhiều trường hợp có mức lương thấp hơn so với mức lương hiện hưởng. Ngoài ra, tính lương theo vị trí việc làm còn phải sửa đổi rất nhiều quy định của Đảng, Nhà nước về chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở hiện hành.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng phân tích, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024, cũng như bỏ phụ cấp nghề thâm niên của một số công chức, viên chức chuyên ngành khiến lương mới giảm nhiều - nhất là ở vùng cao, khó khăn, phụ cấp ưu đãi dẫn đến tâm tư cho công chức, viên chức.

Các nhà giáo vẫn tiếp tục điệp khúc "câu đợi, câu chờ"

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, giải pháp điều chỉnh tăng lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khu vực công từ 1,8 triệu đồng lên 2.340 nghìn đồng, tăng 30%, tăng vào quỹ tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2024 đã đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri, nhưng do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương, chế độ phụ cấp như hiện hành. Vì thế, một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công, trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều tâm tư và băn khoăn.

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, từ năm 2013, sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đến nay, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã được ban hành, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cả về chất và lượng ngày càng cao, tạo áp lực không nhỏ lên vai các nhà giáo nhưng chính sách tiền lương lại chỉ áp dụng Nghị quyết 29, đó là lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp. Sau 11 năm đến nay quy định này vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai.

Trong suốt thời gian qua, các nhà giáo vẫn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn động viên nhau hãy chờ đợi và hi vọng rồi một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn sẽ tiếp tục điệp khúc "câu đợi, câu chờ" cho đến khi có chính sách cải cách tiền lương mới ban hành.

"Tôi tha thiết đề nghị với Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo" - đại biểu Dương Minh Ánh nêu.

Cùng với tăng lương phải có giải pháp bình ổn giá

Quan tâm góp ý về cách thức trả lương, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) cho biết, trong Nghị quyết 27/2018 của Trung ương có nêu là chúng ta đã cải cách tiền lương tới 4 lần, lần gần nhất là năm 2003. Nếu so sánh nền kinh tế năm 2003, lúc đó GDP của chúng ta khoảng 45 tỷ USD và hiện nay là hơn 450 tỷ USD, tức là tăng lên khoảng 10 lần. Việc tích trữ được 913 nghìn tỷ để trả lương cho đợt này là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng Chính phủ xem xét đưa ra công thức trả lương theo mức tăng GDP: GDP tăng đến đâu thay đổi tiền lương tới đó. Việc tăng lương theo GDP sẽ giúp cán bộ, công chức yên tâm về thu nhập, gắn bó lâu dài với công việc và cũng là cách chống tham nhũng ngay từ đầu bởi vì lúc đó lương đủ lớn, đủ trang trải, nuôi gia đình, xứng đáng thì họ sẽ không muốn tham nhũng và e ngại khi dính vào tham nhũng vì sẽ có thể mất đi nguồn thu nhập rất lớn.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) đề nghị bên cạnh tăng lương vẫn tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách tinh giản bộ máy biên chế. Đời sống được tăng mức lương nhưng song song đó là tinh gọn bộ máy và tinh giản biên biên chế vẫn phải tích cực hơn nữa.

Đại biểu cho biết, thực tế trước khi tăng lương thì giá đã tăng trước một đoạn. Vì thế, cùng với tăng lương cần có giải pháp để bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng. Đồng thời, phải quan tâm đến vấn đề giảm trừ gia cảnh, lương tăng 30% thì ít nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30%, thậm chí phải đến 50%.

DanQuyen.com (Theo kinhtedothi.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vượt 80 triệu đồng/lượng (20-09-2024)
    Giá vàng hôm nay 18/9/2024: Giá vàng SJC nhảy vọt, thế giới được dự báo phá đỉnh, giới đầu tư có thể quay lưng (17-09-2024)
    Maldives trước nguy cơ vỡ nợ, Ấn Độ 'vào cuộc'? (15-09-2024)
    Giá vàng hôm nay 16/9/2024: Giá vàng 'băng băng' vượt ngưỡng cũ, lập kỷ lục mới; Fed chốt nới lỏng tiền tệ, hành trình tăng giá dài hạn bắt đầu (15-09-2024)
    Vịnh Hạ Long đón khách trở lại sau bão Yagi (11-09-2024)
    Giá tiêu hôm nay 12/9/2024: Thị trường sôi động, giá neo cao, lực đẩy từ khách hàng Trung Quốc vẫn là ẩn số (11-09-2024)
    Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Giá vàng nhẫn có bước đi mới, thị trường chờ tin Fed, người Việt hết hứng mua vàng? (10-09-2024)
    'Vận đen' vẫn đeo bám hãng hàng không Malaysia Airlines sau thảm họa MH370 (09-09-2024)
    Chủ tịch Tập đoàn Meta và loạt 'ông lớn' công nghệ sắp công bố các cam kết lâu dài tại Việt Nam (09-09-2024)
    Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3 (08-09-2024)
    Bộ Công Thương chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, tăng giá sau bão Yagi (08-09-2024)
    Giới nhà giàu Trung Quốc tăng cường đầu tư ra nước ngoài (08-09-2024)
    Gojek bất ngờ thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam (04-09-2024)
    Khoảng cách kinh tế Mỹ và châu Âu đang dần thu hẹp? (04-09-2024)
    Giá chung cư không ngừng tăng (02-09-2024)
    Công ty cổ phần Sữa Hà Lan không liên quan đến Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam cũng như thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan (31-08-2024)
    Ấn Độ cho phép Vistara - Air India sáp nhập thành hãng bay lớn hàng đầu thế giới (31-08-2024)
    Ngân hàng rót hàng nghìn tỷ đồng vào các 'dự án xanh' (31-08-2024)
    Giá tiêu hôm nay 27/8/2024: Chu kỳ tăng giá sẽ kéo dài, dự báo mốc cao 'ngoài tưởng tượng' (26-08-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/8/2024: Giá vàng tăng, vàng nhẫn lập kỷ lục mới; dự báo làn sóng mua vào mạnh tại thị trường tiêu thụ lớn thứ hai thế giới (26-08-2024)

Các bài viết cũ:
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 21/6 đồng loạt tăng cực mạnh (21-06-2024)
    Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/6 (19-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Giá vàng nhẫn cao bất ngờ, thế giới sẽ tăng trong 6 tháng tới, sớm trở lại mức kỷ lục? (19-06-2024)
    Khách đăng ký mua vàng online qua ngân hàng tăng đột biến (18-06-2024)
    Toyota tái bổ nhiệm Chủ tịch Akio Toyoda giữa bê bối thử nghiệm (18-06-2024)
    Sẽ xem xét đánh thuế giao dịch vàng (18-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích (18-06-2024)
    Đề xuất đánh thuế hàng hóa giá trị nhỏ vận chuyển qua Shopee, TikTok (17-06-2024)
    Cổ phiếu lập đỉnh, cổ đông Cảng Đình Vũ sắp nhận tiền mặt hậu hĩnh (17-06-2024)
    Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (17-06-2024)
    Chính phủ Đức hỗ trợ thí điểm công nghệ xanh trong ngành dệt may Việt Nam (17-06-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155666858.