Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Liệu Nga có dùng 'quân bài' hạt nhân nếu Ukraine lại phá lằn ranh đỏ?
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên Hợp Quốc
    Tin Cộng Đồng
Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Những cặp anh em cùng giành huy chương Olympic quốc tế

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Ẩm Thực
Thói quen sau bữa cơm của người Việt dễ mang bệnh vào người
Giữ lại phần thức ăn thừa, sau đó thêm nhiều gia vị hoặc đun nóng để tiếp tục ăn vào bữa sau là thói quen của rất nhiều gia đình Việt.
"Thời của bố mẹ ngày Tết mới được ăn một miếng thịt ngon. Giờ cuộc sống đầy đủ, các con lãng phí quá, cái gì cũng muốn bỏ đi!".

Nguyễn Thúy Quỳnh (25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ mỗi lần cô khuyên bố mẹ bỏ hết đồ ăn thừa, lưu trữ lâu ngày trong tủ lạnh nhưng phụ huynh đều nói như trên và không thay đổi.

Thực tế, câu chuyện trên không chỉ xuất hiện ở gia đình của Thúy Quỳnh, rất nhiều người Việt cũng có thói quen tích trữ thức ăn thừa, tận dụng lại từ ngày này qua ngày khác.

Đồ sắp hỏng lại đem kho

Thúy Quỳnh cho hay trong gia đình cô, bố là người phụ trách nấu ăn, ông cũng tự mình đi chợ mỗi ngày để chọn lựa thực phẩm.

"Bố tôi hay quên nên rất nhiều lần mua thịt, cá, rau củ chật tủ nhưng không lấy ra sử dụng mà vẫn tiếp tục mua thêm. Không ít lần, khi dọn dẹp tủ lạnh, tôi đã phải bỏ đi những túi rau còn nguyên chưa sử dụng nhưng bốc mùi, phần thịt thì không biết cấp đông từ bao giờ", Quỳnh nói.

Không chỉ vậy, cô gái 25 tuổi cũng cho biết bố mẹ cô cũng thường xuyên tích trữ đồ ăn thừa, dù chỉ còn 2-3 miếng thịt, cá nhỏ cũng bỏ vào hộp, bảo quản trong tủ lạnh.

"Có những phần thức ăn bày ra đến 2-3 bữa cơm không ăn hết, bố mẹ lại tiếp tục dồn lại. Có khi các món này sẽ được gom lại thành nồi kho, rim tổng hợp. Khuyên bỏ đi thì bố mẹ lại tiếc của", cô gái ngán ngẩm.

Đun nóng thức ăn thừa có loại bỏ được độc tố?

Trao đổi với Tri thức - Znews, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho rằng rất nhiều người nghĩ thực phẩm để trong tủ lạnh là "an toàn", không bị chua, bị hỏng vì có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn.

Tuy nhiên, thời gian lưu trữ thực phẩm quá dài cũng là nguy cơ gây mất an toàn và xuất hiện một triệu chứng gọi là "ngộ độc thực phẩm tủ lạnh".

"Về mặt dinh dưỡng, một số loại thức ăn không nên để qua đêm, đặc biệt là các loại rau. Bởi qua một đêm, hàm lượng nitrite của chúng đã gia tăng khá cao. Hâm nóng hay các hình thức làm nóng khác không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật, vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite cứng đầu trong thức ăn", TS Trương Hồng Sơn nói.

Ông nhấn mạnh người dân cần loại bỏ các loại thực phẩm bị nghi ngờ ôi thiu, kể cả thực phẩm chế biến sẵn chưa hết hạn sử dụng. Bạn không nên vì “tiếc của” mà cố ăn những phần còn lại của thực phẩm đã bị mốc. Bởi kể cả khi đã loại bỏ những phần mốc thì phần còn lại cũng không còn an toàn với người sử dụng.

"Chúng ta không thể xác định phần còn lại này có bị mốc hay không bởi với bào tử vi nấm thì phải soi bằng kính hiển vi mới có thể thấy được. Một số loại nấm mốc như vi nấm Aflatoxin gây xơ gan và ung thư gan hoàn toàn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, dù có nấu đến 100 độ C. Nấm đã chết nhưng độc tố thì vẫn còn tồn tại", Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay.

Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, cho rằng nhiều người vẫn có thói quen tiết kiệm đồ ăn thừa, để vài ngày sau vẫn dùng.

Một số đồ ăn được khuyến cáo không nên để qua đêm nhưng nhiều gia đình vẫn tận dụng. Thậm chí, nhiều loại thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh không đúng cách, để lẫn đồ ăn chín với thực phẩm tươi sống thì rất dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc.

Ông cho hay các loại vi sinh vật dễ gây ngộ độc ở bếp ăn gia đình là Salmonella, E.coli, A.aureus, Shigella, Rota virus... thường là do vệ sinh kém, bảo quản chưa đúng cách.

Ngoài ra, chúng ta còn có nguy cơ ngộ độc từ các loại độc tố, như độc tố của Clostridium botulinum trong thực phẩm đóng hộp, độc tố của Bacillus cereus trong nhiều loại thực phẩm, tetrodotoxin trong các loại hải sản.

Theo các chuyên gia, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau khoảng vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại.

Các triệu chứng này ở mức độ nặng hay nhẹ, kéo dài trong thời gian bao lâu còn tùy vào các yếu tố bao gồm tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

Đau bụng, tiêu chảy, chán ăn
Buồn nôn, nôn mửa
Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu
Bị sốt
Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
Đau đầu, choáng váng, chóng mặt
Ớn lạnh, rùng mình
Đau khớp và cơ

Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước và nhiễm độc nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu các dấu hiệu ban đầu không được cải thiện và thấy nhịp tim nhanh, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu, sốt cao, bạn cần được bác sĩ thăm khám nhanh chóng để chẩn đoán và điều trị.
DanQuyen.com (Theo znews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Loại cá xưa đầy ít ai biết, giờ thành đặc sản được dân sành ăn mê mệt vì ngon bổ, 200.000 đồng/kg (10-09-2024)
    Ra mắt bánh Tràng Tiền tiếp nối 66 năm 'Hương vị vượt thời gian' (10-09-2024)
    Mỹ đưa trái cây đặc sản vào Việt Nam (10-09-2024)
    Loại rễ cây có thể ăn như kẹo, nhìn giống hệt sâu, đào bán là hốt bạc (10-09-2024)
    Bộ VHTTDL đề nghị xử lý người tung tin cháo lươn là di sản văn hóa phi vật thể (14-08-2024)
    Nghề nấu mì Quảng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (12-08-2024)
    Người đàn ông tử vong sau khi ăn món quen thuộc mua ở chợ (03-08-2024)
    '3 không' khi ăn mít, biết mà tránh kẻo 'mang họa' (29-07-2024)
    Cách dễ nhất giúp tăng tiết sữa nhiều sản phụ bỏ qua (25-07-2024)
    Cách tăng cường dinh dưỡng cho trẻ cuối cấp 1 (13-06-2024)
    Luộc trứng nhớ cho thêm thứ này, vừa ngon lại tự róc vỏ như ở nhà hàng (10-06-2024)
    Món ăn cho tiền không dám thử nhưng là đặc sản trứ danh của Ninh Thuận và Thái Lan (23-05-2024)
    Công dụng chữa bệnh của cây hoa bằng lăng (20-05-2024)
    Bốn đặc sản Việt Nam vào top 'món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á' (15-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Bốn đặc sản Việt Nam vào top 'món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á' (14-05-2024)
    4 loại trái cây mùa hè không nên ăn nhiều, trong đó có cả 'vua của các loại trái cây' (13-05-2024)
    Đừng tiếc chén nước chấm còn thừa (04-04-2024)
    Tôn vinh nghề phở và 20.000 tô phở sẽ xuất hiện tại Festival Phở 2024 (02-03-2024)
    Dân buôn tiết lộ sự thật về đùi heo muối Tây Ban Nha bán tại thị trường Việt (29-01-2024)
    Trái cây nội và ngoại: Loại nào nhiều dinh dưỡng hơn? (27-01-2024)
    Canada cảnh báo vì tôm càng đột biến tự nhân bản xuất hiện (20-01-2024)
    5 quán ốc ở Việt Nam được Michelin 'chỉ điểm' cho khách du lịch (18-01-2024)
    EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát (18-01-2024)
    Happy Tết 2024, quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam tới du khách (16-01-2024)
    Hàn Quốc thông qua luật cấm ăn và bán thịt chó (09-01-2024)
    3 không khi ăn 'loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới', Việt Nam trồng bạt ngàn (15-12-2023)
    8 siêu thực phẩm giúp giảm huyết áp (15-12-2023)
    Xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam (06-12-2023)
    Loại rau dại mệnh danh 'cỏ tiên', bổ mắt, dưỡng nhan, nấu gì cũng ngon (28-11-2023)
    Những người này ăn ốc luộc 'cực độc', thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa (25-11-2023)
    Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ (21-11-2023)
    Loại rau mệnh danh 'vua giải độc' mọc đầy vườn, nấu món gì cũng bổ (20-11-2023)
    Người đàn ông nguy cơ tử vong cao sau khi ăn món dân dã, nhiều người Việt yêu thích (04-11-2023)
    Nidelven Blå là loại phomai ngon nhất thế giới trong năm 2023 (02-11-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155665962.