Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo quốc gia thành viên NATO tuyên bố không ủng hộ Ukraine gia nhập khối
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
Nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Singapore là người Việt Nam
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Ts Nguyễn Hữu Hoạt

Dưới thời kỳ của Tổng thống Kennedy, cuộc khủng hoảng hạt nhân do Liên Bang Sô Viết tạo ra nhiều nơi ở Đông u. Đặc biệt cuộc thăm dò sức mạnh của Hoa Kỳ qua cuộc trắc nghiệm vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Cuba. Một quốc gia sát nách của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hành động trên của Nga đã bị Tổng Thống Kennedy chận đứng qua thái độ cứng rắng của Bạch ốc sẵn sàng chấp nhận một cuộc độ sức vũ khí hạt nhân với Liên Bang Sô Viết, đứng đầu là Moscow chủ trương.


Trước sự bành trướng của Liên Bang Nga, Hoa kỳ đã có tầm nhìn khôn ngoan hơn, không lệ thuộc vào cuộc chạy đua nguyên tử. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ cho rằng muốn đối đầu với Liên Bang Xô Viết Hoa Kỳ phải tạo ảnh hưởng và gia tăng sức mạnh trên các quốc gia châu Âu. Ngoài ra Hoa Kỳ còn giúp các quốc gia Tây Âu khôi phục sức mạnh kinh tế gắn kết với Bắc Mỹ nhằm bảo vệ môi trường. Từ đó châu Âu đã hội nhập nền kinh tế lục địa, mở đầu cho con đường liên kết về chính trị. Ngoài ra các nhà chiến lược Hoa Kỳ cũng đã đưa ra một lộ trình mới cho các quốc gia Tây Âu, hiểu thêm rằng tầm quan trọng to lớn của việc lựa chọn phương tiện tự vệ, tuỳ thuộc vào yếu tố đoàn kết một liên minh và sức mạnh kinh tế hiệu quả hơn phương tiện hạt nhân.

Dĩ nhiên ở đây tôi không thể bỏ quên yếu tố sức mạnh quân sự là điều cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền. Do đó một chiến lược quân sự tổng thể cho một liên minh hoàn toàn không thể khép kín hay lẻ loi. Vì thế Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được ra đời vào năm 1949 là một tổ chức kiên cường và cần thiết nhất cho cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Kể từ khi thành lập NATO đã phải đối mặt rất nhiều thách thức và khủng hoảng về sắc tộc, nên các vị lãnh đạo phải dung hoà đường lối để phù hợp với tổ chức. Tuy nhiên, ngày lại ngày một số quốc gia thành viên trong NATO đã bị áp lực gia tăng và đe doạ địa chính trị. Kể từ sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 từ Nga, nhu cầu phục hồi NATO trở nên cần thiết và cấp bách.

Chúng ta hãy lật lại văn kiện lịch sử bắt đầu của NATO, rất đơn giản và ngắn ngủi trong cam kết chính trị của hiệp ước như sau: “ một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước châu Âu hoặc Bắc Mỹ được coi là tấn công chống lại tất cả các quốc gia trong khối NATO”. Hành động tiếp theo Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ cung cấp những gì cần thiết bảo vệ thành viên NATO khi bị tấn công. Lời tuyên bố trên là thành trì bảo vệ vững chắc cho những quốc gia thành viên của NATO. Chính vì thế trong cuộc khảo sát vừa qua của Quỹ Bertelsmann phối hợp cùng tổ chức Marshall của Đức trong tinh thần 1949 khi NATO thành hình , 78% tin rằng tổ chức NATO rất quan trọng cần phải duy trì để bảo đảm nền an ninh chung trên các quốc gia châu Âu, bắc Âu, kể cả ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Một khảo sát khác cho thấy xu hướng xuyên qua Đại Tây Dương cho rằng NATO sẽ là tổ chức trở thành đường xương sống chống lại mối đe doạ chủ trương xâm lược từ Nga. Khác với quan điểm của các lãnh đạo châu Âu, bắc Âu và Hoa Kỳ, cựu Tổng Thống Donald Trump từ lâu cho rằng ông rất phẫn nộ với tổ chức NATO, một liên minh quân sự có bề dày 75 năm tuổi bao gồm 32 quốc gia (kể cả Thuỵ Điển vừa gia nhập), trong đó có Anh, Đức, Pháp và Canada. Vào ngày 10 tháng 2/2024 nếu ông được bầu lại làm Tổng thống Mỹ sẽ không bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào chưa trả tiền. Ngoài ra cựu Tổng thống Trump còn nhấn mạnh rằng ông sẽ khuyến khích Tổng thống Vladimir Putin “làm bất cứ điều gì họ muốn” với thành viên NATO “không trả đủ tiền chi phí quốc phòng”.

Trên góc nhìn chiến lược, NATO khi được thành lập coi đây là một tổ chức quốc phòng hàng đầu, hiệu quả của sự bảo vệ thế giới Tây phương. Nó còn là mặt trận tiền phương của thế trận phòng vệ Hoa Kỳ. Trụ sở NATO đặt tại Brussels, trong điều khoản số 5 hiệp ước NATO vào 1949 tất cả các thành viên đồng ý bảo vệ bất cứ quốc gia nào trong liên minh khi bị tấn công. Mặc dầu tổ chức NATO không có quân đội thường trực, nhưng dựa vào các thành viên tình nguyện cho các chương trình quân sự có nhu cầu. Vì thế tất cả các nước trong tổ chức này đồng ý đóng góp 2% GDP hàng năm cho công tác phòng thủ hỗ trợ NATO. Một số quốc gia bao gồm như: Mỹ, Anh, Phần Lan, Ba Lan Hy Lạp và khối Baltic như: Latvia, Litva, Estonia dành hơn 2% GDP đóng góp cho NATO. Ngược lại các quốc gia như: Pháp, Đức, Na Uy, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp ít hơn.

Sau những lời tuyên bố của cựu Tổng thống Trump, phần lớn các vị lãnh đạo trong khối NATO cho rằng những gì ông Trump tuyên bố gián tiếp làm suy yếu sức mạnh của họ, làm lung lay niềm tin vào sức mạnh Hoa Kỳ. Ngay cả một số học giả và nhà chiến lược của Mỹ cho rằng dường như nguyên Tổng thống Trump không hiểu được lợi ích mà Mỹ có được khi tham gia NATO. Dưới đây là những lợi ích điển hình Hoa Kỳ có được khi trở thành thành viên NATO:

a, Mang lại cho Mỹ những đồng minh tin cậy.

Về mặt quân sự và kinh tế Mỹ là một cường quốc cực kỳ quan trọng , nếu không muốn nói là đáng gờm. Hiện nay Mỹ có kho vũ khí hạt nhân nhiều nhất và mạnh nhất thế giới. Chưa kể đến các loại tàu chiến trang bị hạt nhân hiện đại. Kể cả Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu Mỹ không có những đồng minh châu Âu, bắc Âu, châu Á sức mạnh của Mỹ sẽ giảm thiểu rất nhiều. Và đối tượng Nga, Trung cộng, Iran và Bắc Hàn sẽ liên kết uy hiếp Mỹ một khi có chiến tranh và suy giảm lợi ích kinh tế toàn cầu.

NATO cung cấp cho Hoa Kỳ vị trí lãnh đạo một trong những mạng lưới quân sự mạnh nhất thế giới. Sự lãnh đạo này vượt trội trên lãnh vực an ninh, có sức thu hút và tác động tích cực về mặt chính trị và kinh tế. Ví dụ điển hình, các quốc gia Tây phương, Trung Đông, Châu Á đều mua vũ khí và thiết bị quân sự cùng máy bay vận tải Boeing từ Mỹ. Đối với Nga, dưới sự lãnh đạo độc tài của Tổng thống Putin đã được đánh giá là chế độ vi phạm nhân quyền cấu kết Bắc hàn, Iran và Trung quốc là những quốc gia bị thế giới lên án. Trái ngược với Nga, đồng minh của Mỹ như Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp có nền kinh tế mạnh và vững chắc cùng nền dân chủ lâu đời.

Ngay sau khi Mỹ bị tấn công vào ngày 9/11, 2001, theo điều khoản số 5 của NATO khi một thành viên bị tấn công, tất cả các quốc gia trong liên minh sẽ hỗ trợ. Chính vì thế trong cuộc chiến Afghanistan các đồng minh NATO đã cùng Mỹ đứng chung chiến tuyến.

b, NATO mang lại sự ổn định và hoà bình.

Phải nhìn nhận một cách thực tế rằng tổ chức NATO giống như lá chắn bảo vệ thành viên của họ. Với thành phần tham gia gồm 32 quốc gia là một lực lượng đáng kể có thể chế ngự lại bất kỳ cuộc xâm lược nào từ đâu tới. Đây là lý do để các nước Trung và Đông u muốn gia nhập NATO sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991. Ngày nay, Ukraine tiếp tục thúc đẩy trở thành thành viên của NATO, mặc dầu đơn xin gia nhập của họ dường như khó được chấp nhận vì yếu tố Nga cản đường.

Trong những năm gần đây, Tổng thống Putin có tham vọng một liên minh gần giống như Warsaw Pact trước đây. Tham vọng ấy được nhen nhúm qua các cuộc tấn công ngắn hạn với Moldova, Georgia và ngay cả với Ukraine trước năm 2022. Nhưng Putin chưa dám xâm lược các nước láng giềng khác vì yếu tố NATO. Việc xâm chiếm một thành viên NATO là canh bạc liều lĩnh đầy rủi ro đối với Moscow. Ngày nay cuộc chiến Ukraine đã xảy ra, nhưng chỉ ở phạm vi Ukraine mà thôi, chưa lan dần sang các quốc gia thành viên NATO như Ba Lan và 3 quốc gia vùng Baltic.

c, NATO đã giúp Mỹ mạnh hơn.

Tổ chức Warsaw Treaty Organization (hay còn gọi Warsaw Pact) được thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1955 giữa Liên Bang Xô Viết cùng một số quốc gia Đông Âu. Mục đích của Warsaw Pact dùng để đối đầu với NATO. Đến khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991 Nga trở nên đơn độc nên tìm kiếm đồng minh. Tuy nhiên, trong số những quốc gia thành viên của Warsaw Pact trước đây không còn “hứng thú” để đáp ứng đề nghị của Moscow, do bởi yếu tố NATO mà đứng đầu là Hoa Kỳ. Với tổng số 32 quốc gia trong liên minh NATO ngoại trừ sức mạnh kinh tế , những quốc gia có khả năng sở hữu nguyên tử như Anh, Pháp, ngoại trừ Canada theo tinh thần Geneva 1930 họ không phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên Canada có khả năng theo đuổi khi cần.

Dĩ nhiên, sức mạnh hạt nhân của Hoa Kỳ chưa ai có thể sánh bằng, cộng thêm yếu tố đồng minh NATO là hậu thuẫn vô cùng quan trọng. Ngược lại những quốc gia liên minh được cán dù Hoa Kỳ che chở. Do đó, duy trì và phát triển thành viên NATO là điều không thể lãng quên. Vì thế, nếu những ai đòi khai tử NATO thì chính người ấy sẽ phải trả lời trước lịch sử sau này./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc đứng trước nguy cơ Bắc Hàn. (03-12-2024)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (20-11-2024)
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Á Đại Gia


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157134455.