Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo quốc gia thành viên NATO tuyên bố không ủng hộ Ukraine gia nhập khối
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
Nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Singapore là người Việt Nam
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Khả năng tái cử của Donald Trump và cuộc khủng hoảng đang rình rập châu Âu
Các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đã nỗ lực xây dựng sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng như hỗ trợ Ukraine, giải quyết vấn đề nhập cư và phản ứng với cuộc chiến của Israel ở Gaza, sẽ phải đối mặt với những thử thách thậm chí còn khó khăn hơn nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Theo nhận định của Huseyin Ozdemir, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thế giới TRT có trụ sở tại Istanbul trên trang web của hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 16/2, châu Âu lại đang trên bờ vực bất ổn và việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khả năng trở lại nắm quyền có thể có những tác động lớn tới tình hình ở lục địa này.

Chuyên gia Ozdemir cho rằng bối cảnh châu Âu ngày nay hoàn toàn khác với lịch sử mạnh mẽ của họ, hiện đang phản ánh sự “rời rạc” và vật lộn với những thách thức gây nguy hiểm cho sự gắn kết trên lục địa. Sự ra đi của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng, điển hình là việc cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel rời khỏi sân khấu chính trị chỉ ba tháng trước cuộc xung đột Nga - Ukraine, làm nổi bật mối lo ngại ngày càng tăng về việc thiếu vắng sự lãnh đạo mang tính quyết định trong chính châu Âu. Nhiều đối tác chiến lược của Liên minh châu Âu (EU), có thể đóng vai trò lãnh đạo, chẳng hạn như Anh, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cũng là thành viên NATO nhưng vẫn ở ngoài EU.

Hơn nữa, sức mạnh của EU phụ thuộc vào khả năng hợp tác hiệu quả. Hợp tác nội bộ này đòi hỏi phải nhanh chóng đạt được sự đồng thuận về mọi vấn đề. Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của EU không tạo ra nhiều niềm tin. Các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đang nỗ lực xây dựng sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng như hỗ trợ Ukraine, giải quyết vấn đề nhập cư và phản ứng với cuộc chiến của Israel ở Gaza, sẽ phải đối mặt với những thử thách thậm chí còn khó khăn hơn nếu ông Trump đắc cử.

Gánh nặng của EU: Xung đột Nga - Ukraine

Giữa những cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh tính hiệu quả của NATO trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, xung đột Nga - Ukraine và sự hỗ trợ sau đó của các nước thành viên NATO đã “thổi sức sống mới” vào liên minh quân sự trên với cam kết mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ngay cả các quốc gia trung lập trong lịch sử như Phần Lan và Thụy Điển cũng hướng đến việc gia nhập NATO.

Nhưng nếu ông Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, điều này có nghĩa là Washington sẽ tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương hơn là châu Âu. Ông Trump sẽ không rút Mỹ khỏi NATO nhưng sẽ không thực hiện Điều 5, làm dấy lên lo ngại về sự gắn kết và đoàn kết của NATO. Khả năng này xuất phát từ những lời chỉ trích của ông Trump đối với EU vì đã không chia sẻ gánh nặng tài chính của NATO bất chấp sự hồi sinh của liên minh này kể từ tháng 2/2022, thời điểm xung đột ở Ukraine nổ ra.

Đối với EU, vốn dựa vào NATO để phòng thủ trong gần 80 năm qua, sự hỗ trợ ngày càng suy yếu của Mỹ sẽ là một thảm họa. Điều đáng lo ngại hơn nữa là cam kết của ông Trump sẽ giải quyết cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga chỉ trong một ngày, kéo theo một thỏa thuận có khả năng dẫn đến việc Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ nhiều hơn. Kịch bản này sẽ gây “bẽ mặt” cho EU, vốn kiên quyết ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Trong khi châu Âu vẫn có thể tìm cách hỗ trợ Ukraine, những nỗ lực như vậy nguy cơ trở nên “thừa thãi” và gây ra xung đột với ông Trump. Như vậy, khi một số nước châu Âu vẫn có thể ủng hộ việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine, thì những quốc gia khác có thể kiềm chế không muốn gây mâu thuẫn với quan điểm của ông Trump. Ba nhà tài trợ lớn của châu Âu cho Ukraine là Đức, Anh và Na Uy đều là thành viên NATO, chỉ có Đức là thành viên EU. Mặc dù Đức là một cường quốc kinh tế nhưng lại là một quốc gia có quy mô hạn chế về quân sự, do đó nước này không thể bù đắp được khoảng trống mà Mỹ để lại.

Bên cạnh đó, không giống như Nga, vốn đã chuyển sang hệ thống kinh tế thời chiến, EU phải đối mặt với một bối cảnh kinh tế khác. Tình huống này là nguyên nhân khiến cựu Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông sẽ không hỗ trợ phòng thủ châu Âu như trước đây. Đối với châu Âu, môi trường mới này có nghĩa là họ phải chuyển nguồn vốn từ phúc lợi xã hội sang ngành công nghiệp quốc phòng. Điều đó cũng sẽ báo hiệu sự gia tăng tiềm tàng của chủ nghĩa cực đoan, cực hữu, vốn đã gia tăng ở châu Âu trong những năm gần đây, thậm chí còn có nhiều động lực hơn trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới.

Bằng cách hỗ trợ EU sau Brexit, chính quyền Mỹ thời Tổng thống Joe Biden đã trì hoãn bước tiến của các đảng cực hữu ở Đức và Italy. Tuy nhiên, khả năng tái đắc cử của ông Trump có thể sẽ có tác động ngược lại. Như bà Merkel đã khéo léo tuyên bố, người châu Âu phải nắm bắt vận mệnh của mình. Xung đột ở Ukraine, về cơ bản là vấn đề của châu Âu, đòi hỏi các biện pháp chủ động chứ không phải thụ động.

Chuyên gia Ozdemir kết luận, một trong những hành động nhanh chóng cần thiết là giải quyết những lỗ hổng an ninh tiềm ẩn phát sinh từ "chiếc ô phòng thủ" của Mỹ dưới thời Trump đang bị thu hẹp. Trong khi cử tri Mỹ ngày càng mệt mỏi về Ukraine thì người châu Âu cũng có khả năng sẽ như vậy. Thực tế này là một lời cảnh tỉnh khác đối với châu Âu rằng "lục địa già" không nên giao phó an ninh tập thể của mình cho ý chí bất chợt của cử tri Mỹ. Châu Âu không thể để mình rơi vào tình trạng thiếu chuẩn bị một lần nữa, giống như trường hợp Brexit và nhiệm kỳ tổng thống trước đây của ông Trump.

Bằng cách chịu trách nhiệm và thực hiện các chính sách chiến lược, châu Âu có thể vượt qua những bất ổn phía trước và đảm bảo an ninh, ổn định của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được khi có các nhà lãnh đạo mạnh mẽ của châu Âu, một điều kiện hiện chưa xuất hiện.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lãnh đạo quốc gia thành viên NATO tuyên bố không ủng hộ Ukraine gia nhập khối (12-12-2024)
    Thông điệp chưa từng có của thủ lĩnh phe đối lập ở Syria (12-12-2024)
    Ukraine lo mất thành phố trọng điểm, bỏ ngỏ sẽ có quyết định bất thường (12-12-2024)
    Dồn dập diễn biến mới quanh vụ điều tra tổng thống Hàn Quốc thiết quân luật (12-12-2024)
    Lãnh tụ tối cao Iran nêu tên 3 quốc gia liên quan vụ lật đổ chính phủ Syria (11-12-2024)
    Cựu Tổng thống Hàn Quốc khẳng định ông Yoon khó tránh khỏi bị luận tội (11-12-2024)
    Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo xung đột Ukraine có nguy cơ trở thành chiến tranh hạt nhân (11-12-2024)
    Nga đảm bảo an ninh cho các căn cứ quân sự và phái bộ ngoại giao ở Syria (11-12-2024)
    Ukraine phóng tên lửa vào thành phố cảng miền Nam nước Nga (11-12-2024)
    Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon (10-12-2024)
    Sự sụp đổ của Assad sẽ ảnh hưởng thế nào đến nước Nga? (10-12-2024)
    Vụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái Lan (10-12-2024)
    Lực lượng quân sự Israel tiến sát thủ đô Damascus của Syria (10-12-2024)
    Sự ngoan cố của đồng minh gây thiệt hại lớn cho Nga ở Trung Đông (10-12-2024)
    Mỹ ngỏ ý cung cấp thêm vũ khí nếu Ukraine hạ độ tuổi tuyển quân, ông Zelensky thẳng thừng đáp lời (10-12-2024)
    Lực lượng quân sự Israel tiến sát thủ đô Damascus của Syria (10-12-2024)
    Đồng minh của ông Trump đe dọa trừng phạt quốc gia thành viên NATO (10-12-2024)
    Chỉ huy tình báo Hàn Quốc bị đình chỉ công tác (10-12-2024)
    Liệu Syria có lặp lại lịch sử của Afghanistan? (09-12-2024)
    Phe đối lập Syria mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga (09-12-2024)

Các bài viết cũ:
    Động thái bất ngờ của Trung Quốc với Hungary (19-02-2024)
    Thủ tướng Hà Lan nêu 'tin buồn' với Ukraine (19-02-2024)
    Tướng Nga nói Ukraine sẽ phản công sau khi thất thủ ở Avdiivka (19-02-2024)
    Armenia tuyên bố không phải là đồng minh của Nga trong xung đột ở Ukraine, báo kết quả quan trọng liên quan Azerbaijan (19-02-2024)
    Sĩ quan NATO điều khiển các hệ thống phòng không của Ukraine (19-02-2024)
    Kịch bản đáng sợ trên Biển Đỏ (18-02-2024)
    Binh lính Ukraine mở đường máu rút lui khi Avdiivka thất thủ (18-02-2024)
    Ông Putin nêu 'vấn đề sống còn', Hà Lan, Italia nói về việc NATO kết nạp Ukraine (18-02-2024)
    Người mang lại chiến thắng của Nga ở thành trì Avdiivka từng bị Ukraine đồn tử trận (18-02-2024)
    Các nhóm vũ trang Iraq tạm dừng tấn công lính Mỹ theo đề nghị của tướng Iran (18-02-2024)
    C919: Máy bay phản lực chở khách đầu tiên của Trung Quốc có đủ sức cạnh tranh? (18-02-2024)
    Cuộc đua đánh chặn tên lửa Mỹ - Nga: Phía sau vũ khí đặc biệt, 'ranh ma' của Washington và câu trả lời của Moscow (16-02-2024)
    Nhật Bản tháo dỡ tượng nhân vật hoạt hình khổng lồ biết cử động (16-02-2024)
    Phó thủ tướng Trần Hồng Hà điện đàm với Phó thủ tướng Liên bang Nga (16-02-2024)
    Mỹ thừa nhận Ukraine sắp mất thị trấn Avdiivka ở miền Đông (16-02-2024)
    Truyền thông Nga: Ông Alexey Navalny tử vong trong tù (16-02-2024)
    Nga và Trung Quốc bất đồng với Mỹ và Anh về các cuộc tấn công Houthi (15-02-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin nói 'thích ông Biden hơn' (15-02-2024)
    Nga-Ukraine sẽ quay lại bàn đàm phán nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ? (15-02-2024)
    Ukraine rút bớt quân ở Avdiivka, hứng chịu đợt tấn công tên lửa mới (15-02-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Á Đại Gia


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157133937.