Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Pháp có thủ tướng mới
    Tin Việt Nam
Việt Nam thúc đẩy hợp tác quân sự với nhiều nước ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
    Tin Hoa Kỳ
Sóng bầu cử Mỹ có dạt đến Đông Bắc Á?
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Bộ Ngoại giao thông tin về hoạt động của trường Đại học Fulbright Việt Nam

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Bóng Của Thành Phố
Nguyễn Ngọc Tư

Như bao bà mẹ khác, mẹ tiễn con gái về nhà chồng cũng sụt sịt lấy tay áo lau nước mắt. Mọi người xúm lại kêu, gả con về chợ, mắc gì mà khóc. Trong lòng những bà dì bà thím ở quê, về chợ nghĩa là ăn sung mặc sướng, đèn đóm sáng trưng, thiếu thứ chi chỉ cần bước ngay ra cửa là có, “mãn năm móng chân không dính miếng sình”.


Nhưng chỉ bữa sau đám cưới, cô dâu mới đã phải xoắn tay áo hì hụi tát nước, kê cao những vật dụng trong nhà. Sau trận mưa khuya đường sá biến thành sông, nước tràn vào lòng những căn nhà thấp hệt thung lũng, sau mấy bận người ta cơi cao mặt đường chống ngập. Nước mưa và triều cường cứ dùng dằng mãi trên đường không chịu rút. Cô thấy cái cảnh mình xoắn quần lội lò dò đi giữa rác rưởi và nước cống rảnh đen ngòm, có khác gì ở quê những ngày lụt. Thành phố cuối năm, những bữa tiệc nước không mong đợi cứ theo gió chướng mà về.

Nhưng cô dâu mới không vỡ mộng, cái nơi chốn cô vừa trở thành nông dân chính thức không lạ gì sau năm năm trọ học. Cũng có thể cô đã từng hơi thất vọng, vào những ngày đầu khăn gói đến đây. Thấy chợ cũng như cái xóm quê mình, mưa đầu mùa cũng gặp mấy con cá rô ốm ròm vác cái bụng lặc lè trứng lóc qua sân nhà trọ. Chạng vạng ễnh ương, nhắc nheng kêu sầu trời đất. Có bữa dậy thấy rắn nước nằm khoanh tìm hơi ấm trong giày. Đường sá quãng cuối năm thành sông, lút nửa vành bánh xe đạp. Ở cái nơi là chợ, lâu lâu thấy một ông già lùa đàn bò ngang qua, nhiều khu dân cư mới người tới chưa đông, cỏ dại mọc đầy. Cái anh trọ ở đầu dãy, suốt ngày vác trúm đặt lươn quanh quanh mấy mương cống, mà đủ sống.

Và bà già bán bánh bò xốp ở ngã tư đường, anh sửa bếp ga, ông già đổi nước mưa cũng nghèo cũng ướt như dì Út Chót làm cỏ mướn kế bên nhà mẹ ở quê. Chính những con người lam lũ ấy khiến cô sinh viên trẻ khi đó cảm giác thật rõ ràng, thành phố cũng là một cái làng không quá khác biệt với chốn quê nơi cô trải qua suốt thời thơ ấu. Đời sống chợ - quê trong cô không quá chênh lệch đến nỗi ập vào ngộp thở như mỗi lần đi qua cây cầu, một bên rạng rỡ ánh đèn, bên kia là khu nhà ổ chuột chằng đụp, bóng đèn dây tóc đỏ lói. Nghe nói để giải tỏa hết khu ổ chuột trên sông đó, cũng phải chục năm nữa. Nghĩa là thêm chục năm cây cầu bất đắc dĩ làm biên giới. Và cả thành phố không hiếm những đường biên kiểu vậy, hữu hình hoặc vô hình. Dễ gặp những cơ quan, dinh thự thênh thang, cách đó chừng trăm mét là ngõ hẻm lầy lội, khuất tối. Dễ gặp một người ve chai ngồi ăn vội gói xôi trước cửa hàng sang trọng rực ánh đèn.

Hào nhoáng, mơ tưởng như lớp vôi vữa, cứ dần rụng rơi. Thành phố không phải thiên đường cho tất cả cư dân lặn ngụp trong lòng nó.

Vài ba lần trong năm, thành phố có chút rộn ràng với những chiếc xe quảng cáo nhạc hội. Thứ nhạc hội mà bọn trẻ con len lỏi gần cánh gà vẫn thường nghe ca sỹ hạng ba văng tục, và các anh chị được quảng cáo là ngôi sao hàng đầu ấy vẫn hát oang oang kể cả khi rớt micro. Nội dung thì mỗi người một nẻo, sến sang vọng cổ đủ cả. Những buổi tối dằng dặc còn lại, khi nhạc hội dọn bãi rồi, đàn ông không biết làm gì ngoài chuyện cụng ly trong quán nhậu, phụ nữ coi phim truyền hình nhiều tập, trẻ con xem hoạt hình nếu khỏi phải tới những buổi học thêm. Không rạp chiếu phim đúng nghĩa, không nhà hát.

Cô dâu mới chưa bao giờ che giấu ước mơ kiếm thật nhiều tiền để chuyển đến thành phố lớn hơn, khi cô có con (như người ở thành phố lớn đang tìm đường ra nước ngoài cho con cái họ). Những cuối tuần cô sẽ đưa chúng đi công viên vẽ tranh, đi bảo tàng, hoặc xem kịch, coi phim, may hơn có thể tham dự một vài buổi hòa nhạc ngoài trời. Những thứ đó, cô nghĩ, đâu phải là quá xa xỉ với cư dân đô thị. Nhưng sao người của cái thành phố tỉnh lẻ này phải chờ đợi quá chừng lâu.
Và trong lúc cô nỗ lực làm lụng kiếm tiền để nuôi dưỡng một giấc mơ, thì các thím trong quê cũng dành dụm để đưa con cái ra chợ học, với ước mong tụi nhỏ sớm thụ hưởng thứ ánh sáng thị thành. Định nghĩa về thành phố với người quê thật giản dị, chỉ cần nhiều đèn và nhiều khu mua sắm, có trung tâm sinh ngữ cho tụi nhỏ bôn ba từ lớp chiều đến lớp đêm.

Nhưng cư dân xóm chợ nào đã trải qua những tối dài nhàm chán không cách chi làm đầy, những khi khách xa đòi ngồi ở quán cà phê ngắm mấy dòng sông mà thành phố đã quyết liệt giấu chúng sau những dãy phố ken chật, những lần trẻ con níu áo hỏi ba ơi mình đi đây vậy, lúc ấy, mới thấy thành phố vẫn chưa đủ sáng, thứ ánh sáng không đơn giản chỉ là treo thật nhiều đèn màu chớp nháy.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bánh Trôi Nước (10-08-2024)
    Bánh "út Ít" (10-08-2024)
    Ban Mai Bình Yên (10-08-2024)
    Bà Nội Và... (10-08-2024)
    À! Chuyện Chiêm Bao (10-08-2024)
    16 Mét Vuông (10-08-2024)
    48 Giờ Yêu Nhau (23-05-2024)
    Ác Giả Ác Báo (23-05-2024)
    16 Mét Vuông (23-05-2024)
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)
    Ba Đồng Một Mớ Mộng Mơ (16-08-2023)
    Bạn Nhậu Cũ (16-08-2023)
    Bao giờ cho đến bao giờ  (14-08-2023)
    Bà già vui vẻ (14-08-2023)
    NGƯỜI HÀNG XÓM (13-07-2023)
    Người Lính Già Không Bao Giờ Chết (21-06-2023)
    Những đứa trẻ thiếu mẹ (10-05-2023)
    CON MÈO LƯỜI NGỦ TRONG QUÁN CAFE (15-04-2023)
    Vì ta yêu nhau (10-04-2023)
    Gã lượm ve chai (01-04-2023)
    Chị em gái (14-02-2023)
    Bỏ lại vệt nắng sau lưng (21-07-2022)
    Tiếng kinh chiều (19-12-2021)
    Gió Đêm (16-10-2021)
    Vẫn còn chút nắng (30-11-2019)
    MẸ TÔI (24-10-2019)
    FOR MY FIRST LOVE (30-09-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155374349.