Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Trung Quốc và Nga lên tiếng sau khi bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công du nước ngoài đầu tiên
    Tin Cộng Đồng
WHO bắt đầu sơ tán hơn 100 bệnh nhân nguy kịch khỏi dải Gaza
    Tin Hoa Kỳ
Cuộc đua vào Nhà Trắng tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ trẻ Lê Phương qua đời vì tai nạn giao thông
    Văn Học
Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Những dấu ấn trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ (3): Thúc đẩy 'hợp tác xanh' Việt - Mỹ hướng tới tương lai
Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu sau gần 3 thập kỷ bình thường hóa quan hệ ngoại giao (12-7-1995 / 12-7-2023) và 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện (25-7-2013/ 25-7-2023), trong đó có thúc đẩy hợp tác tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu.

Đóng góp thiết thực cho tăng trưởng xanh của thế giới

Chống biến đổi khí hậu đang là một trong những ưu tiên hàng đầu với thế giới ngày nay khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên đang gây ra những hậu quả ngày càng nặng nề cho nhiều quốc gia. Là quốc gia ở vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài hơn 3.000km bên bờ Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Nếu nước biển dâng 1m, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến

20-30 triệu người dân. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Do tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.

Diễn biến thực tiễn được ghi nhận cho thấy, biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm vừa qua diễn ra nhanh hơn so với dự kiến. Nhìn lại đối chiếu với những nhận định trước đây, thời điểm trước năm 2010, khởi đầu của nhiều nghiên cứu về thiệt hại của biến đổi khí hậu trên thế giới, nước ta vẫn là quốc gia chịu tác động rất nặng nề của biến đổi khí hậu.

Tác động do biến đổi khí hậu trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra những thách thức an ninh khí hậu, nguy cơ tiềm ẩn đối với ổn định và phát triển đất nước, tạo ra những làn sóng di cư. Thống kê gần đây cho thấy trong 10 năm trở lại đây, đã có 1,7 triệu người đã di cư ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thấy, biến đổi khí hậu đe dọa tới việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển bền vững nếu Việt Nam không có một kế hoạch tổng thể để thích ứng với biến đối khí hậu.

Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các giải pháp nhằm ứng phó với biến đối khí hậu, kìm hãm tốc độ nóng lên của Trái đất. Điều này thể hiện qua cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) vào tháng 11-2021, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết, Việt Nam sẽ đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Ngay sau Hội nghị COP-26, Việt Nam đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình, Kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP-26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị

COP-26 với các mục tiêu cụ thể là các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh…

Việt Nam đã đề ra Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 với các mục tiêu đưa Việt Nam đi tắt đón đầu, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, hướng tới khát vọng thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Chiến lược sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xanh, phát thải carbon thấp trong dài hạn, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu; tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam có thể tiên phong trong khu vực về tăng trưởng xanh, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho mục tiêu chung của thế giới.

Một ưu tiên hợp tác Việt - Mỹ

Những cam kết mạnh mẽ đi đôi với hành động nhanh chóng, có trách nhiệm của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các định chế tài chính, tập đoàn lớn về năng lượng tái tạo đã cam kết, đề nghị được hợp tác với Việt Nam trong triển khai thực hiện cam kết. Trong đó Mỹ là một trong những quốc gia hợp tác ngày càng chặt chẽ với Việt Nam.

Chỉ riêng trong năm 2022 vừa qua, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry đã hai lần tới thăm và làm việc tại Việt Nam để chứng kiến những tác động của biến đổi khí hậu, tham gia các cuộc đối thoại song phương về chủ đề biến đổi khí hậu với Chính phủ Việt Nam và tiếp nối những trao đổi giữa hai bên kể từ năm 2013 đến nay về quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam. Tại cuộc gặp trong chuyến thăm tháng 9-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đặc phái viên John Kerry nhất trí hợp tác sâu rộng nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng sạch tại Việt Nam và các nỗ lực khác nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hỗ trợ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ COP-26; đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực trong công cuộc đấu tranh chống khủng hoảng khí hậu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam nhanh chóng triển khai cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 để thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ để triển khai quá trình này. Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ cụ thể của quốc tế trong đánh giá tiềm năng năng lượng gió và mặt trời, phát triển và chuyển giao công nghệ, phát triển năng lượng tái tạo và công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ tài chính ưu đãi, phát triển nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Việt Nam

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ đánh giá cao việc triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu. Đặc phái viên John Kerry bày tỏ mong muốn của Mỹ trong việc nâng tầm quan hệ song phương với trọng tâm là hợp tác trong chống khủng hoảng khí hậu. Phía Mỹ cam kết làm việc với Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) và các nước khác để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, đầy tham vọng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Mới đây nhất, trong cuộc gặp của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta (Indonesia) ngày 6-9, hai bên nhất trí đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực y tế, đồng thời mở rộng hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, chuyển đổi số, năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác biển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thủ tướng đề nghị Mỹ thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện Tuyên bố Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng, đồng thời, tiếp tục hỗ trợ phát triển tiểu vùng Mê Kông thông qua cơ chế Đối tác Mê Kông - Mỹ, trong đó bảo đảm các nỗ lực phát triển bền vững tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Có thể thấy, Việt Nam và Mỹ đang thúc đẩy “hợp tác xanh” hướng tới tương lai bảo vệ môi trường cũng như tương lai phát triển của hợp tác giữa hai nước.
DanQuyen.com (Theo anninhthudo.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công du nước ngoài đầu tiên (06-11-2024)
    Việt Nam-Campuchia hướng tới kim ngạch thương mại đạt 20 tỷ USD (06-11-2024)
    Tăng cường hợp tác Quốc hội Việt Nam - Cuba (02-11-2024)
    Đoàn đại biểu Việt Nam trình diễn màn cổ động và giới thiệu quốc gia trên Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản 2024 (02-11-2024)
    Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ của Việt Nam và ba nước Trung Đông (01-11-2024)
    Hai nước Việt Nam - Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng (31-10-2024)
    Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường (30-10-2024)
    Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia (30-10-2024)
    UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam (29-10-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm Ả Rập Xê-út (29-10-2024)
    Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – UAE: Tầm nhìn chung về hòa bình, phát triển và thịnh vượng (29-10-2024)
    Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Venezuela (29-10-2024)
    Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước (29-10-2024)
    Việt Nam - UAE nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện (28-10-2024)
    Lãnh đạo các nước chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường (25-10-2024)
    Chuyến công tác của Thủ tướng tại Nga khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế (25-10-2024)
    Nga chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức mời khách quý (23-10-2024)
    Việt Nam lần đầu tiên có chuyên trang Thương hiệu quốc gia (22-10-2024)
    Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Phó chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan (19-10-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng (18-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (07-09-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (06-09-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính ăn sáng, làm việc với Thủ tướng Lào và Campuchia (05-09-2023)
    Việt Nam trong nhịp chảy của con sông lớn (05-09-2023)
    Thủ tướng: Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam (04-09-2023)
    Bác bỏ những thông tin sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam (31-08-2023)
    Việt Nam phản đối hành vi dùng vũ lực với tàu cá ở Hoàng Sa (31-08-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan (30-08-2023)
    Thủ tướng Việt Nam và Singapore ăn trưa tại căng tin cùng sinh viên (29-08-2023)
    Việt Nam - Singapore hợp tác phát triển 12 Khu công nghiệp VSIP mới (29-08-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp các Đại sứ trình Quốc thư (29-08-2023)
    Thủ tướng Singapore bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (27-08-2023)
    Việt Nam chúc mừng Ấn Độ phóng thành công tàu đổ bộ Mặt trăng (24-08-2023)
    Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm chính thức Việt Nam (23-08-2023)
    Lào, Thái Lan định xây tuyến cao tốc mới nối với biên giới Việt Nam (23-08-2023)
    Tăng cường hợp tác giữa Đảng ta và Đảng Công Minh Nhật Bản (22-08-2023)
    Kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Kazakhstan (21-08-2023)
    Bước tiến mới trong quan hệ hai nước Việt Nam - Kazakhstan (18-08-2023)
    Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc, đứng thứ 59 thế giới (18-08-2023)
    Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với các địa phương của Trung Quốc (15-08-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156431604.