Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Vào trung tuần tháng giêng 2023, liên minh quân sự Hoa Kỳ và Hàn Quốc chuyển động một cách kinh ngạc qua tham vọng vũ khí hạt nhân mà Tổng thống Yoon Suk-yeol đề xuất. Trong quá khứ đất nước của ông luôn luôn là một thành viên tuân theo luật pháp quốc tế, còn là đồng minh tin tưởng của Hoa Kỳ.


Tham vọng và đề xuất chương trình hạt nhân của Tổng thống Yoon Suk-yeol đã tạo nên sự tranh luận sôi nỗi giữa các chuyên gia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng Nam Hàn không cần thiết phải có vũ khí hạt nhân vì Seoul đã được Mỹ bảo vệ. Xa hơn, chương trình hạt nhân của Hàn Quốc sẽ vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty) gây nên tình trạng bất ổn tại Á châu, và Hàn quốc sẽ chịu lệnh trừng phạt kinh tế, tạo nên tình trạng kiệt quệ ngân sách quốc gia. Sau khi thả ra quả bóng chính trị (trail balloons), vài ngày sau đó Tổng Thống Yoon đã rút lại lời tuyên bố trên, và cường độ phẫn nộ của các nhà làm nên chính sách đã xuống thang.

Tuy nhiên, thực tế chúng ta cho rằng quả bóng chính trị mà Tổng Thống Yoon đưa ra là khả dĩ và có thể chấp nhận được, do bởi động cơ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Sự phát triển vũ khí hạt nhân tầm xa của Triều Tiên đã tạo nên áp lực nặng nề đối với Hán Thành nói riêng, Nhật Bản và Hoa Kỳ nói chung. Trong đó các thành phố lớn như Tokyo hay New York… là những mục tiêu trở thành tâm điểm. Trong quá khứ Washington đã ngăn chận Bình Nhưỡng đe doạ Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân của mình. Trong trường hợp xấu nhất, Seoul và Tokyo sẽ gặp rủi ro trước New York và Los Angeles. Nhưng hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia, tên lửa Triều Tiên có thể vươn tới các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Điều nầy buộc các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải cân nhắc trở lại những cam kết hạt nhân giữa Mỹ và Hán Thành trước đây. Cho nên, Tổng thống Yoon cho rằng nếu chỉ hành động trấn an cho Hán Thành sẽ không đủ mà đòi hỏi Bạch Ốc phải cập nhật hoá chiến lược răn đe hạt nhân.

Giải pháp trên có sự trùng hợp trong chiến tranh lạnh tại Châu u. Khi Liên Sô triển khai vũ khí hạt nhân chống lại Hoa Kỳ, các đồng minh trong khối NATO có đặt ra câu hỏi, liệu Washington có chịu bảo vệ châu u một khi họ bị Liên Sô tấn công hay chỉ là lời hứa trên văn bản. Nỗi sợ hãi trên bị ám ảnh và nghi ngờ thiện chí của Hoa Kỳ đối với đồng minh. Cho nên các thành viên trong khối NATO đã liên kết đòi hỏi Hoa Kỳ chia sẻ hạt nhân và họ tiến đến thành lập kho vũ khí hạt nhân độc lập châu u. Nhờ chính sách độc lập nầy nên châu u đã giữ được hoà bình trong nhiều thập niên. Ngày nay, nhìn lại yếu tố Hàn Quốc, Seoul nên hợp tác với Washington để tăng cường khả năng phòng vệ, có thể một liên minh hạt nhân theo chiều hướng của Hoa Kỳ để có thể tạo nên một nền tảng vững chắc hơn trong dài hạn.

Nam Hàn từ một quốc gia kém văn minh sau chiến tranh, thời gian rất ngắn nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ ngày nay Nam Hàn có một nền kinh tế thị trường thịnh vượng đứng đầu ngành công nghệ. Là một đồng minh quan trọng của Mỹ nằm trong khu vực chiến lược quan trọng Á Châu. Quan trọng hơn nữa kể từ thời Tổng thống Phát Chánh Hy cầm quyền, viễn quan của ông thấy được tầm quan trọng khi trở thành đồng minh của Mỹ, cho nên bắt nguồn từ đó Nam Hàn đã chào đón lực lượng Hoa Kỳ vào đất nước mình một cách nhiệt tình. Nhờ đó Hoa Thịnh Đốn đã góp phần không nhỏ trong việc thành lập và huấn luyện quân đội Nam Hàn cùng những đóng góp đáng kể cho quốc phòng.

Kể từ khi Bình Nhưỡng sỡ hữu vũ khí hạt nhân từ năm 2006 đến nay, họ đã tạo nên mối lo ngại cho Hán Thành và Washington. Tuy nhiên, hơn ai hết Bắc Hàn hiểu rằng vũ khí hạt nhân của họ chưa thể hoặc không thể tấn công Nam Hàn, nếu họ không muốn bị tiêu diệt. Một khi Bình Nhưỡng tạo ra những thách thức mới, chúng ta tin rằng chế độ của Kim Jong-un sẽ không còn hiện hữu và Bình Nhưỡng sẽ trở thành bình địa, như lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, tướng Lloyd J. Austin III. Thế nhưng, những phát triển hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng là một đe doạ nghiêm trọng và đáng kể. Triều Tiên hiện đang phát triển vũ khí nhiệt hạch có sức huỷ diệt lớn hơn trước đây rất nhiều. Song song với nhiệt hạch tên lửa xuyên lục địa vươn xa đến Mỹ cũng đã được triển khai? Một thập kỷ trước, việc bảo vệ Hàn Quốc đòi hỏi Hoa Kỳ phải mạo hiểm hy sinh mạng sống của quân nhân họ trấn thủ tại vĩ tuyến 38. Đây là giá rất đắt mà Quốc Hội Mỹ đã phải chấp nhận. Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào do sự xâm lược có tính toán của Bình Nhưỡng, được sự tán thành từ Bắc Kinh. Bất kể nguồn gốc và mục tiêu xung đột từ đâu, nhưng Bắc Triều Tiên sẽ cảm thấy áp lực và nhu cầu để họ đạt được vũ khí hạt nhân, trong mục tiêu tấn công tiêu diệt các lực lượng phòng vệ của Hàn Quốc. Khả năng thứ 2, vũ khí hạt nhân đóng vai trò phòng thủ buộc Hoa Kỳ và Hàn Quốc dừng lại các cuộc Bắc Tiến.

Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt 1950-1953, Washington và Seoul có mối quan hệ bền chặt, nền tảng cho mối quan hệ nầy là sự hiện diện lâu dài của quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Nhưng dưới thời Tổng Thống Trump, mối quan hệ trên bị lay động do cách tiếp cận của Trump lúc mưa, lúc nắng. Cách tiếp cận thất thường của Trump đối với Bình Nhưỡng lúc thì thân thiết, lúc nhiệt tình khiến cho Seoul bối rối, hoang mang và đặt lại niềm tin của mình đối với Washington. Đây còn là nguyên nhân chính để Tổng Thống Yoon nuôi dưỡng tham vọng hạt nhân. Mặc dầu trong 2 năm qua Tổng Thống Biden đã cố gắng tạo lại niềm tin cho Nam Hàn.

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên còn phức tạp hơn nữa do nguyên nhân cạnh tranh giữa Mỹ-Trung và Mỹ -Iran. Chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là tài sản quý giá của Trung Quốc và Iran. Đối với Trung Quốc họ luôn luôn coi Hàn Quốc là mắt xích trọng yếu trong liên minh Đông Á của Hoa Kỳ. Nếu một cuộc xung đột xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, đây là cơ hội vàng để Bắc Kinh mở rộng quyền lực. Trong quá khứ vào năm 2016 Trung Quốc đã ra lệnh trừng phạt Seoul vì họ đã hợp tác với Washington về hệ thống phòng thủ tên lửa.

Chạy ngược về năm 1991, Mỹ đã rút toàn bộ vũ khí hạt nhân ra khòi Nam Hàn. Đến năm 1992 Bình Nhưỡng và Hán Thành cùng nhau ký thoả thuận 2 bên sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân. Nhưng Bình Nhưỡng đã bội ước.

Từ những tham vọng của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh và Iran, Hoa Kỳ và Nam Hàn có nhiều lựa chọn. Bạch Ốc có thể thể hiện tính cương quyết với những cam kết của mình với liên minh. Bằng cách gửi thêm tàu sân bay và tàu ngầm đến thăm các hải cảng của Nam Hàn và tăng cường thêm máy bay có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân đến bán đảo nầy. Hiện nay các quan chức của Mỹ và Seoul đang thảo luận chi tiết hơn về kế hoạch hạt nhân, điều mà trước đây dưới thời kỳ Trump đã phản đối. Mặc dầu có sự tranh cải về chương trình hạt nhân của Nam Hàn, tuy nhiên có một số chuyên gia thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thừa nhận những thách thức răn đe mỗi ngày một gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. Nhưng thành phần nầy lại cho rằng việc chia sẻ hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân độc lập cho Hàn Quốc sẽ tốn kém nguồn lực. Nhưng xét cho cùng, Hàn Quốc hiện đang trả phần lớn các chi phí cho kho vũ khí hạt nhân, tổng số có 14 sân bay quân sự và hằng trăm hầm chứa máy bay kiên cố rất thích hợp để cất giữ vũ khí hạt nhân. Nam Hàn còn sỡ hữu hàng chục máy bay F-15 và F-16 có thể trang bị bom hạt nhân. Đáng chú ý hơn nữa Nam Hàn đang triển khai hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Các loại tên lửa nầy có thể cải tiến mang đầu đạn hạt nhân.

Vẫn biết thế, nhưng một khi Nam Hàn phát triển vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến hàng loạt các quốc gia trong khu vực đi theo lộ trình ấy. Điển hình như Nhật Bản từ trước đến nay bất chấp những đe doạ từ Bình Nhưỡng, Nhật vẫn không hoảng sợ và kiên quyết tiếp tục những bước đi hợp pháp của mình. Trên góc độ khác, một số nhà lãnh đạo Nhật đang lo ngại việc nếu đất nước họ sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ bị cộng đồng thế giới lên án và cô lập. Khác với Nam Hàn, chế độ Bắc Hàn độc tài chuyên chế tàn bạo nhất thế giới đã phát triển vũ khí hạt nhân một cách bất hợp pháp và vi phạm thoả ước NPT, nhưng họ đã phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đưa ra.

Tuy nhiên, Nam Hàn và Nhật Bản ngày nay ở thế kỷ 21 khi họ bị uy hiếp bằng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, câu hỏi được các nhà phân tích cho rằng cả hai (Nhật và Nam Hàn) có thể đi ngược trào lưu “hạt nhân” nếu họ muốn tồn tại? Điều mà các nhà chính sách của Nhật đã có những nhận định và đề nghị chính phủ Nhật nên nghiêm chỉnh xét lại có nên duy trì thoả ước của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vì nếu Nhật bị tấn công liệu Liên Hiệp quốc hay Hoa Kỳ có can thiệp trực tiếp bằng hành động quân sự hay không?

Riêng đối với Hán Thành, tại cuộc họp thượng đỉnh vừa qua giữa Tổng Thống Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Washiongton nhân kỷ niệm 70 năm đánh dấu liên minh Mỹ-Hàn, đề tài hạt nhân chắc đã được đưa ra bàn thảo. Và Hoa Kỳ đã thoả thuận kế hoạch đưa tàu ngầm trang bị hạt nhân cập cảng Hàn Quốc hỗ trợ Nam Hàn lần đầu tiên trong 40 năm. Thế nhưng, giả thuyết nếu Bình Nhưỡng quyết định giảm thiểu khả năng hạt nhân của mình, thì nỗ lực hạt nhân hoá của Nam Hàn sẽ gác lại. Nhưng nếu họ Kim tiếp tục, các nhà lãnh đạo Hán Thành sẽ có quyết định mang tính phòng thủ và mong rằng Hoa Kỳ và thế giới nên hiểu cho họ, vì họ đã thể hiện cho sức mạnh bảo vệ hoà bình./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc đứng trước nguy cơ Bắc Hàn. (03-12-2024)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (20-11-2024)
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156985393.