Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Trung Quốc và Nga lên tiếng sau khi bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công du nước ngoài đầu tiên
    Tin Cộng Đồng
WHO bắt đầu sơ tán hơn 100 bệnh nhân nguy kịch khỏi dải Gaza
    Tin Hoa Kỳ
Cuộc đua vào Nhà Trắng tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ trẻ Lê Phương qua đời vì tai nạn giao thông
    Văn Học
Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Gần đây nhiều nhà phân tích chiến lược Tây phương đã quan ngại đến việc Tổng thống Putin có thể sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine, vì sự ủng hộ mạnh mẽ của khối u châu và đặc biệt Hoa Kỳ.


Đây là nguyên nhân để Nga ngày nay lún sâu và khó mang lại chiến thắng, nếu không nói là quân đội Nga đã thất bại trái với nhận định và tiên liệu của giới quân sự Nga trước khi xâm lăng Ukraine. Tuy nhiên, ông Putin không phải là người duy nhất nghĩ đến vũ khí hạt nhân khi có chiến tranh. Ở phương trời “cách biệt” Kim Jong - un đã liên tiếp thử nghiệm tên lửa hành trình chiến lược tầm xa và tầm gần cùng nhiều tên lửa siêu thanh. Ngoài ra, các nhà phân tích còn báo động Triều Tiên có dấu hiệu thử vũ khí hạt nhân lần thứ 7. Đây là loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn, nhanh hơn nhưng sức công phá không kém các loại hạt nhân trước đây.

Trên thực tế Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân rất lâu. Lần đầu tiên họ đã thử nghiệm vào năm 2006. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến các lục địa Hoa Kỳ. Việc phát triển vũ khí hạt nhân hàng loạt (WMD) của Triều Tiên có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang ở Đông-Bắc Á. Ngay cả Nam Hàn đã có đề nghị vì mục đích tự vệ nên chương trình phát triển vũ khí hạt nhân là nhu cầu. Động lực trên sẽ thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản tăng cường kho vũ khí của họ.

Bằng hành động khiêu khích, năm 2017 Triều Tiên đã thành công thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch và đạn đạo xuyên lục địa. Ngoài ra hiện nay họ đang tập trung phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm mục đích chống lại các mục tiêu trên hoặc gần bán đảo, bao gồm sân bay, hải cảng, hạm đội, căn cứ, bộ chỉ huy cùng các cơ sở phòng thủ tên lửa thuộc lực lượng Nam Hàn và Hoa Kỳ. Vào tháng 4 năm 2022, Triều Tiên đã thử nghiệm 8 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khác nhau từ 5 điểm, điều ấy Bình Nhưỡng muốn nói với thế giới rằng họ có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Các cuộc thử nghiệm tương tự cũng được diễn ra vào tháng 9 và 10.

Ngay cả khi Bình Nhưỡng mở rộng kho vũ khí WMD, Ông Kim Jong-un gián tiếp nhắn nhủ cùng đối thủ rằng họ có khả năng tiến hành cuộc tấn công phủ đầu. Vào ngày 9 tháng 9 trong kỳ họp Quốc Hội ông Kim đã công bố chiến lược “tiên hạ thủ vi cường” thay vì ”Hậu thủ vi tai ương”. Một khi bất kỳ quốc gia nào tấn công Bình Nhưỡng cho dù đổi thủ không sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng đáp lại Kim Jong-un sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí hạt nhân họ có. Bên cạnh đó, ông Kim cũng khẳng định Triều Tiên sẽ đưa ra đạo luật bảo vệ hạt nhân và xác định họ sẽ không bao giờ tham gia vào các cuộc đàm phán phi hạt nhân hoá. Viện dẫn lý do trên, ông Kim cho biết vào năm 2017 các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ từng thảo luận kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên bằng nguyên tử. Chính vì điều này ông Kim cho rằng hành động đáp trả của ông là điều cần thiết để bảo vệ đất nước. Đi xa hơn, ông còn cho biết nếu Bình Nhưỡng thấy có dấu hiệu đe doạ thì ông sẽ san bằng Nam Hàn trước tiên.

Một lý giải khác Kim Jong-un cho rằng, nếu tấn công Nam Hàn, Hoa Kỳ sẽ không đáp trả vì lý do Bạch Ốc lo ngại một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên vào các căn cứ của Mỹ tại Á châu. Do đó Hoa Kỳ buộc phải lùi bước trước mối đe dọa ấy. Quan niệm như thế của ông Kim được các nhà chiến lược nhận định khuyến khích từ Putin. Lý do để ông Kim và Tổng thống Putin tin tưởng như thế vì trong cuộc chiến tại Ukraine hiện nay Tổng thống Biden chỉ viện trợ vũ khí giới hạn cho Ukraine. Ví dụ Hoa kỳ không cung cấp vũ khí tầm xa và không gửi quân đội tham chiến trực tiếp, kể cả huấn luyện.

Trên thực tế, hiện nay những bất đồng giữa Hoa Kỳ cùng với Nga, Iran, Trung quốc là cơ hội thuận tiện cho Bắc Triều Tiên. Nghĩa là những quốc gia trên sẽ không liên kết cùng với Mỹ để tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Điều ấy được chứng minh qua hành động phóng tên lửa tầm trung vào ngày 4 tháng 10/2022 xuyên qua Nhật Bản, hạ cánh xuống Thái Bình Dương. Tên lửa này đã bay xa 4,500 km, xa hơn bất kỳ loại tên lửa nào Triều tiên phóng ra trước đây. Hành động trên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Manuel de Oliveira Guterres chỉ trích hành động nầy là “liều lĩnh”. Nhưng ngay sau đó Trung Quốc và Nga đã ngăn chận Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Hàn. Hơn nữa, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine cho thấy tầm quan trọng của sở hữu hạt nhân, và cuộc chiến hiện nay sẽ không xảy ra nếu Ukraine không huỷ bỏ chương trình hạt nhân vào năm 1994. Một ví dụ khác Iraq và Libya nếu chương trình WMD tồn tại thì 2 chính quyền trên đã không bị lật đổ và xoá sổ.

Chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là cơn ác mộng của chính quyền Hán Thành. Sỡ dĩ từ trước đến nay Nam Hàn được bình an là nhờ cán dù của Hoa Kỳ che chở. Nhưng trước đây dưới thời Tổng Thống Trump chiêu bài quyền lợi nước Mỹ trên hết nên đã có kế hoạch triệt thoái quân đội ra khỏi Nam Hàn, nếu chính quyền Hán Thành không chịu trả thêm chi phí. Liệu rằng trong tương lai sự thay đổi lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào đối với Nam Hàn? Đây chính là câu hỏi và tranh luận về khả năng vũ khí hạt nhân. Do đó, các nhà chiến lược Hán Thành đưa ra đề nghị yêu cầu Hoa Kỳ chuyển giao những loại vũ khí chiến lược như pháo đài bay B-52 hoặc F-35 hay trang bị vũ khí hạt nhân theo kiểu của khối NATO. Ngoài ra họ còn yêu cầu Hoa Kỳ và Nam Hàn cộng tác trong vấn đề tái triển khai vũ khí hạt nhân đã được rút khỏi Hán Thành vào năm 1991. Đề nghị trên trong cuộc thăm dò gần đây nhất vào tháng 5/2022 đã được 65% người dân Nam Hàn ủng hộ.

Ngược lại Hoa Thịnh Đốn không đồng tình cùng đòi hỏi của Nam Hàn trong vấn đề tái khởi động chương trình triển khai vũ khí hạt nhân hoặc trang bị pháo đài bay B-52 hay F-35. Riêng các giới quân sự Hoa Kỳ quan niệm những đòi hỏi của Nam Hàn không nhất thiết, vì Hoa Kỳ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào của Bắc Hàn bằng các loại vũ khí thông thường nhưng hiệu quả rất cao và chính xác. Nếu xung đột leo thang vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ có thể bắn ra từ tàu ngầm hoặc ném bom tầm xa mà không cần đặt trên bán đảo. Một nhận định thứ hai của chuyên gia quân sự Hoa Kỳ lo ngại rằng, nếu vũ khí hạt nhân của Mỹ đặt tại Hán Thành sẽ tạo nên mục tiêu để Bình Nhưỡng tấn công phủ đầu. Từ quan điểm trên người ta lập luận rằng với 28,500 lính Mỹ hiện nay tại Nam Hàn là một bằng chứng cam kết sâu sắc và an toàn, bằng chứng ấy không một sức mạnh nào có thể chọc thủng.

Với những bất đồng giữa Hán Thành và giới quân sự Hoa Kỳ trong chiến lược phòng thủ, Tổng thống Yoon Suk-yeol khó có thể thực hiện con đường triển khai vũ khí hạt nhân, nếu không có sự đồng thuận từ Washington, cho dù điều ấy cần thiết theo quan điểm Nam Hàn. Hơn nữa, chính quyền đương nhiệm Nam Hàn không muốn tạo ra trường hợp rạn nứt với Hoa Kỳ như đã xảy ra vào thập niên 1970 dưới thời Tổng Thống Park Chung-hee cầm quyền, khi họ bí mật khởi động chương trình hạt nhân. Yếu tố thứ 2 không kém phần quan trọng, đó là việc muốn theo đuổi chương trình hạt nhân hợp pháp, Nam Hàn cần phải rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc mạo hiểm với các lệnh trừng phạt thế giới. Nếu quyết định như thế, hậu quả sẽ bị cô lập trên trường quốc tế, như trường hợp Pakistan. Và điều này liên minh Hoa Kỳ-Hàn Quốc sẽ rơi vào trường hợp căng thẳng (ngoại trừ trường hợp Do Thái và Ấn Độ không phải là đối thủ quốc tế nên họ theo đuổi chương trình hạt nhân). Xa hơn, nếu Nam Hàn tiến hành chương trình khai triển hạt nhân sẽ tạo ra nguy cơ Bình Nhưỡng sẽ tấn công toàn diện Nam Hàn trước khi chương trình của họ thành công. Chưa kể đến trường hợp Nhật Bản sẽ leo thang và Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân hiện đang sở hữu.

Tuy nhiên để dung hoà những yêu sách của Nam Hàn, Hoa Kỳ có thể sẽ có một lựa chọn ít khiêu khích hơn qua chương trình “chia sẻ hạt nhân”, một phương thức đã từng áp dụng qua hình thức tham gia với các đồng minh NATO. Đây là chương trình đã được thoả thuận từ lâu liên quan đến việc chuyển giao vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ, trên lãnh thổ trong khối NATO. Trường hợp Nam Hàn cũng có thể áp dụng giống như trường hợp NATO. Như thế khả răn răn đe Bình Nhưỡng sẽ không còn trọng lượng, và người dân Nam Hàn sẽ an tâm hơn mặc dầu áp lực hạt nhân từ Bình Nhưỡng càng ngày càng gia tăng./,
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)

Các bài viết cũ:
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156439519.