Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Liệu Nga có dùng 'quân bài' hạt nhân nếu Ukraine lại phá lằn ranh đỏ?
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên Hợp Quốc
    Tin Cộng Đồng
Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Những cặp anh em cùng giành huy chương Olympic quốc tế

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Các kịch bản chống dịch của Việt Nam trong giai đoạn mới
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra 2 kịch bản phòng chống dịch có thể triển khai thời gian tới.

Theo đại diện Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã sẵn sàng các phương án phòng dịch khẩn cấp trong những trường hợp cần thiết.

Theo đại diện Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã sẵn sàng các phương án phòng dịch khẩn cấp trong những trường hợp cần thiết.

Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra các kịch bản về diễn biến dịch Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới.

Kịch bản đầu tiên, biến chủng Omicron đang xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực.

Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vắc-xin Covid-19 và mắc bệnh, số trường hợp diễn biến nặng và tử vong sẽ giảm.

Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức đưa Covid-19 trở thành bệnh lưu hành. Khi đó, các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường. Chúng ta cần chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, mắc bệnh nền.

Với kịch bản thứ hai, các biến chủng mới liên tục xuất hiện vẫn có khả năng xảy ra. Các biến chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến chủng đã xuất hiện hoặc biến chủng khác mới hơn. Biến chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm hiệu lực bảo vệ của vắc-xin, gây lây lan nhanh hơn và tăng nguy cơ diễn biến nặng.

Với kịch bản này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như từng làm như vắc-xin, thuốc điều trị, kinh nghiệm và những biện pháp phòng dịch.

Từ thực tế nêu trên Việt Nam đã xây dựng hai kịch bản, gồm khi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành và sẵn sàng các biện pháp dự phòng, tránh bị động khi xuất hiện các tình huống, biến chủng mới sẽ kích hoạt động thái ứng phó.

Liên quan đến việc tiêm vắc-xin cho trẻ, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết đến nay, Việt Nam đã nhận được lô vắc-xin đầu tiên dành cho trẻ thuộc nhóm tuổi này từ Australia. Lô vắc-xin này đang được kiểm định chất lượng trước khi được sử dụng cho trẻ em trên cả nước.

“Dự kiến, Việt Nam triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tuần tới. Vắc-xin sẽ được tiêm cho trẻ học lớp 6 đầu tiên, sau đó tới các nhóm tuổi nhỏ hơn”, PGS.TS Dương Thị Hồng nói.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ sử dụng 2 loại vắc-xin là Pfizer và Moderna để tiêm cho nhóm trẻ này. Các cán bộ tiêm chủng cũng được yêu cầu đề cao tinh thần cảnh giác với mọi phản ứng có thể xảy ra.

Cụ thể, vị chuyên gia khuyến cáo trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin Covid-19, gia đình cần theo dõi sát sức khỏe của con, đánh giá việc ăn, ngủ, sinh hoạt có bất thường hay không, đặc biệt với nhóm 5-6 tuổi.

“Với các trường hợp lớn hơn, cha mẹ nên lưu ý các bất thường liên quan sức khỏe đường hô hấp. Nếu có vấn đề, chúng tôi sẽ có các đợt tiêm bổ sung, tiêm vét. Do đó, trẻ phải thực sự khỏe mạnh mới nên tiêm vắc-xin Covid-19”, bà Hồng nói.

Ngoài ra, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng khuyến cáo gia đình cần lưu tâm tránh lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình đưa trẻ đi tiêm. Nếu xuất hiện một số biểu hiện liên quan hô hấp, nghi ngờ mắc Covid-19, gia đình không nên đưa trẻ đến điểm tiêm.

PGS.TS Dương Thị Hồng nói thêm, trước khi đến bàn tiêm chủng, cha mẹ phải chia sẻ hết thông tin của con, tiền sử dị ứng, bệnh mạn tính với cán bộ y tế, từ đó có chỉ định, hướng dẫn cụ thể liên quan việc đảm bảo an toàn.

Sau tiêm, phụ huynh cũng cần chú ý tương tác với cán bộ y tế, lắng nghe tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe của trẻ. Các phụ huynh nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. Ở lại điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút nhằm xử lý kịp thời tình huống phản ứng phản vệ, đồng thời báo lại cho cán bộ y tế trước khi về”, PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo.

Một số phản ứng có thể xảy ra gồm phổ biến và bất thường như sốt, phát ban, tím tái, mệt mỏi, li bì,... có thể xảy ra sau 4-8 giờ.

Các tình trạng này thường giảm sau 1-2 ngày đầu. Do đó, nếu những biểu hiện này có dấu hiệu trầm trọng trọng hơn, cha mẹ cần liên hệ và đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

Về việc trẻ có cần tiêm mũi vắc-xin nhắc lại trong tương lai hay không, bà Hồng cho hay nhiều quốc gia đã triển khai tiêm. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng mới tiêm vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi từ tháng quý I.

Do đó, chúng ta vẫn cần đánh giá thêm về mức độ tồn lưu miễn dịch ở trẻ, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, cập nhật thông tin liên quan hiệu quả bảo vệ.

Liên quan việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, TS.Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý các mốc thời gian gia đình cần lưu ý là 30 phút, 24 giờ, một tuần và 28 ngày.

Với trẻ em sau tiêm 3 ngày và trở lại trường học, gia đình và thầy cô sẽ cần có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, TS.Ngãi lưu ý trẻ cần tránh vận động mạnh trong thời gian này. Các hoạt động thể lực phải được điều chỉnh để tránh nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm.

2 trường hợp chống chỉ định với vắc-xin Covid-19 gồm: Trẻ có dị ứng với thành phần của vắc-xin và từng có phản ứng nặng ở mũi đầu tiên.
DanQuyen.com (Theo baodautu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi (17-09-2024)
    Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD để khắc phục hậu quả bão số 3 (16-09-2024)
    Doanh nghiệp Trung Quốc ủng hộ 3,8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3 (16-09-2024)
    Chuyển tiếp lô hàng cứu trợ thiên tai của Nhật Bản trị giá hàng tỷ đồng lên Yên Bái (15-09-2024)
    Người Hàn Quốc 'điên cuồng' du lịch dịp Tết Trung thu (14-09-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (12-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Hoa Kỳ hỗ trợ 1 triệu USD để Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão YAGI (11-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Đài Truyền Hình Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai (11-09-2024)
    Người Việt Nam tại Nhật Bản ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (11-09-2024)
    Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi (05-09-2024)
    Thuế độc thân có thể khiến nhiều người châu Âu cảm thấy bị cô lập và kỳ thị? (02-09-2024)
    Gần 500 kiều bào tham dự tiệc chào mừng Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư (21-08-2024)
    Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản chuẩn bị trước nguy cơ siêu động đất (12-08-2024)
    Bảo đảm an toàn cho người lao động tại khu vực động đất tại Nhật Bản (12-08-2024)
    Lễ khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Nga (12-08-2024)
    Rơi máy bay ở Brazil: Tìm thấy toàn bộ 62 thi thể, đang phân tích hộp đen (11-08-2024)
    Biểu tình tại Anh có nguy cơ tiếp diễn trong những ngày tới (08-08-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban khuyến cáo công dân rời khỏi Liban (08-08-2024)

Các bài viết cũ:
    Số ca Covid-19 tại Thượng Hải (Trung Quốc) lần đầu giảm sau 10 ngày tăng liên tiếp (12-04-2022)
    Trung Quốc: Chính quyền Thượng Hải cho phép người dân ra khỏi nhà (12-04-2022)
    Vẫn chưa có kết luận cuối cùng về trường hợp sinh viên Việt Nam mất tích tại Israel (06-04-2022)
    Lao xe vào sứ quán Nga ở Romania, tài xế bất ngờ tự thiêu (06-04-2022)
    Thượng Hải thắt chặt phong tỏa để phòng dịch COVID-19 (05-04-2022)
    Lào áp dụng quy định mới về phòng chống dịch COVID-19 (01-04-2022)
    Liên hợp quốc kêu gọi khoản viện trợ 4,4 tỷ USD cho Afghanistan (31-03-2022)
    Viện Pasteur Nha Trang tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 dạng xịt mũi (31-03-2022)
    Phong tỏa 2 giai đoạn - Chiến lược thử thách zero Covid của Trung Quốc (30-03-2022)
    Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong máu người (25-03-2022)
    Vì sao người Việt đi nước ngoài thì tip, trong nước lại không? (23-03-2022)
    CUỘC CHIẾN VỀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHÂU ÂU (22-03-2022)
    Lãnh đạo Việt Nam thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Trung Quốc (22-03-2022)
    Số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Pháp, Đức tăng mạnh (21-03-2022)
    Cháy chợ có đông người Việt làm ăn tại Kharkiv (18-03-2022)
    Việt Nam công khai, minh bạch việc đưa công dân từ Ukraine về nước (17-03-2022)
    Năm đại dịch COVID-19 thứ ba sẽ diễn ra như thế nào? (14-03-2022)
    Anh công bố chương trình mới tiếp nhận người Ukraine lưu trú (13-03-2022)
    Phát biện 66 ca COVID-19, Trung Quốc phòng tỏa thành phố 17 triệu dân Thâm Quyến (13-03-2022)
    Nỗ lực đón những người Việt cuối cùng sơ tán từ Ukraine sang Hungary (12-03-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155666907.