Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ông Trump cảnh báo Thế chiến III bùng nổ vì chính quyền Tổng thống Biden
    Tin Việt Nam
Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Vì sao người Việt đi nước ngoài thì tip, trong nước lại không?
Câu chuyện tiền tip của một hiệp hội du lịch địa phương gây chú ý thời gian gần đây. Vấn đề tip hay không tip khi đi du lịch, sử dụng dịch vụ tạo nên nhiều tranh cãi.

Câu chuyện tiền tip của một hiệp hội du lịch địa phương gây chú ý thời gian gần đây. Vấn đề tip hay không tip khi đi du lịch, sử dụng dịch vụ tạo nên nhiều tranh cãi.

Khi nói về chuyện tip của người Việt, đa số đồng tình văn hóa này chưa thực sự phổ biến. Một số ý kiến nhận xét người Việt khi du lịch nước ngoài sẵn sàng tip cho nhân viên, hướng dẫn viên. Tuy nhiên, khi đi du lịch trong nước hay sử dụng dịch vụ, ăn nhà hàng..., họ lại từ chối tip. Dưới đây là quan điểm từ một số chuyên gia du lịch và những người trẻ Việt đã hoặc đang sống ở nước ngoài.

Tôi có thời gian dài làm trong ngành khách sạn, nhà hàng tại Đức. Trong khoảng 1,5 năm làm dịch vụ ở nhà hàng, tôi nhận được khá nhiều tiền tip - thường là 10-15% hóa đơn. Khoảng nửa năm làm bộ phận tiếp tân, số tiền tip tôi nhận được ít hơn, cỡ 20-50 euro/tuần.

Nhìn chung, ở Đức, văn hóa tiền tip phổ biến nhưng không bắt buộc. Thông thường, mức chung mọi người tip là 10-15% giá trị hóa đơn. Tôi cũng từng tới Italy du lịch. Ở đây, người ta không thường nhận tip nhưng có thu thêm một khoản, tạm gọi là tiền "bát đĩa", cỡ 3-5 euro. Các nước khác tôi không để ý lắm nhưng bản thân vẫn chủ động tip.

Cá nhân tôi ủng hộ chuyện tip vì những người làm ngành dịch vụ thường có thu nhập thấp, công việc vất vả. Kể cả khi tiền tip trở thành thứ bắt buộc, tôi vẫn sẵn lòng trả thêm cho họ. Ở Việt Nam, theo tôi thấy cũng có nhiều nơi áp dụng phí dịch vụ. Nếu trong trường hợp này, tip thêm thì bất hợp lý.

Tôi chủ yếu làm việc với khách nước ngoài nên chuyện được tip cũng thường xuyên. Có lần ít, lần nhiều nhưng lớn nhất là 100 USD. Lần đó, tôi cũng không chắc vì sao khách tip nhiều vậy. Tôi chỉ có thể đoán là mình thực sự làm người ta vui và vị khách đã coi tôi như một người bạn bản địa.

Thực tế làm việc, tôi thấy khách Việt tip không nhiều như khách Tây. Cứ khoảng 4 khách Tây tip thì sẽ có 1 khách Việt tip. Đôi khi, người Việt tip đơn giản vì muốn thể hiện bản thân chứ không hẳn do họ hài lòng với dịch vụ.

Tôi có nghe qua câu chuyện gần đây. Nhìn chung, việc tip sẽ giúp tăng thu nhập cho người làm trong ngành du lịch và tạo động lực để xây dựng những sản phẩm tốt hơn. Vấn đề ở chỗ hình thức tip riêng thường chỉ dành cho đối tượng thường xuyên giao tiếp với khách. Do đó, các bộ phận hỗ trợ phía sau đôi khi khá thiệt thòi - dù họ cũng vất vả và góp phần vào chất lượng, thành công của dịch vụ.

Cá nhân tôi ủng hộ việc quy định rõ mức tip. Nó sẽ giúp thay đổi văn hóa và cải thiện thái độ văn minh khi đi du lịch của người Việt Nam. Bởi tiền tip không đơn thuần là việc thể hiện bản thân.

Trong ngành du lịch Việt Nam không có yêu cầu bắt khách trả tiền tip. Theo tôi, nguyên tắc của người làm dịch vụ là khách hàng đã trả đủ mọi chi phí, họ chỉ cần tip nếu vui. Chúng ta không thể quy định mức tip.

Thực ra, Việt Nam không có văn hóa tip. Để khiến khách dễ chấp nhận hơn, tôi nghĩ nên thông báo trước với họ. Ví dụ có thể gợi ý nếu khách hàng thỏa mãn với dịch vụ, họ nên tip 2-4 USD/người/ngày.

Chuyện người Việt ra nước ngoài thì tip, ở nhà lại không, tôi nghĩ cũng dễ hiểu. Đó là nhập gia tùy tục. Bạn cứ thử sang Singapore xem có dám vứt rác ra đường không? Hay đến khách sạn 5 sao ở Mỹ, bạn không tip còn lâu nhân viên mới cười với mình. Khi nhân viên xách đồ lên phòng hộ, bạn không tip, họ có khi cũng chẳng đi ra.

Đây là vấn đề văn hóa. Chúng ta ở Việt Nam thì nên làm theo cách của Việt Nam.

Tôi chưa đi các nước châu Âu nên không rõ vấn đề tip bên đó thế nào. Tuy nhiên, ở Mỹ, tip là một thứ văn hóa, là luật bất thành văn. Ví dụ, khi bạn vào nhà hàng hay đi sử dụng các dịch vụ làm đẹp, tip là bắt buộc. Tuy nhiên, nếu đơn giản chỉ đến quầy đồ ăn nhanh hay ghé qua mua cốc trà sữa, bạn không nhất thiết phải tip.

Đi ăn ở nhà hàng, khi thanh toán, họ sẽ gửi hóa đơn với một ô trống điền số tiền muốn tip. Sau đó, họ sẽ tự động trừ trong thẻ của bạn. Dĩ nhiên, do không có quy định nên bạn điền số 0 cũng được. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ nhận những ánh nhìn khó chịu.

Khi đi nhà hàng với nhóm 6 người trở lên, tiền tip sẽ được tự động tính thêm vào hóa đơn, khoảng 20% hóa đơn. Đây cũng là mức tip phổ biến ở Mỹ. Số tiền tip thấp nhất cũng khoảng 15% hóa đơn. Tôi thường tip trong khoảng từ 18% đến 20% hóa đơn.

Nếu để nói tiền tip bỏ ra có xứng không, tôi nghĩ là có. Ở Mỹ, tôi cảm giác nhân viên thân thiện hơn. Kiểu như tôi luôn cảm thấy họ sẵn sàng giúp đỡ mình, khiến cho mình vui vẻ nhất. Có một số lần, tôi gọi đồ uống nhưng lại thấy không hợp và nhân viên sẵn sàng đổi cho tôi cốc mới. Làm khách hàng vui là điều quan trọng nhất với họ.

Việc người Việt sang nước ngoài thì tip nhưng không tip khi du lịch trong nước cũng khá bình thường. Đây là vấn đề văn hóa. Tới đâu, bạn sẽ phải theo văn hóa nước họ. Câu chuyện này cũng là "nhập gia tùy tục" thôi. Tôi không nghĩ đây là vấn đề để lôi ra chỉ trích du khách Việt.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp (02-10-2024)
    Ngăn chặn bẫy thú trong các khu bảo tồn rừng ở Quảng Trị (30-09-2024)
    Hai con đập lớn ở Thái Lan vỡ bờ do mưa lớn, cảnh báo nước tràn gây ra lũ lụt mạnh (26-09-2024)
    Trẻ em bị lạm dụng tình dục trực tuyến - Những con số đáng báo động tại ASEAN (23-09-2024)
    Tiếp nhận 100.000 USD Trung Quốc hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 (23-09-2024)
    Đã phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ địa phương chịu thiệt hại do bão số 3 (23-09-2024)
    Khuyến cáo khẩn cấp với công dân Việt Nam tại Li-băng (23-09-2024)
    Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi (17-09-2024)
    Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD để khắc phục hậu quả bão số 3 (16-09-2024)
    Doanh nghiệp Trung Quốc ủng hộ 3,8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3 (16-09-2024)
    Chuyển tiếp lô hàng cứu trợ thiên tai của Nhật Bản trị giá hàng tỷ đồng lên Yên Bái (15-09-2024)
    Người Hàn Quốc 'điên cuồng' du lịch dịp Tết Trung thu (14-09-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (12-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Hoa Kỳ hỗ trợ 1 triệu USD để Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão YAGI (11-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Đài Truyền Hình Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai (11-09-2024)
    Người Việt Nam tại Nhật Bản ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (11-09-2024)
    Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi (05-09-2024)
    Thuế độc thân có thể khiến nhiều người châu Âu cảm thấy bị cô lập và kỳ thị? (02-09-2024)

Các bài viết cũ:
    CUỘC CHIẾN VỀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHÂU ÂU (22-03-2022)
    Lãnh đạo Việt Nam thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Trung Quốc (22-03-2022)
    Số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Pháp, Đức tăng mạnh (21-03-2022)
    Cháy chợ có đông người Việt làm ăn tại Kharkiv (18-03-2022)
    Việt Nam công khai, minh bạch việc đưa công dân từ Ukraine về nước (17-03-2022)
    Năm đại dịch COVID-19 thứ ba sẽ diễn ra như thế nào? (14-03-2022)
    Anh công bố chương trình mới tiếp nhận người Ukraine lưu trú (13-03-2022)
    Phát biện 66 ca COVID-19, Trung Quốc phòng tỏa thành phố 17 triệu dân Thâm Quyến (13-03-2022)
    Nỗ lực đón những người Việt cuối cùng sơ tán từ Ukraine sang Hungary (12-03-2022)
    WHO bàn chuyện tuyên bố kết thúc đại dịch COVID-19 (12-03-2022)
    Khoảng 3.500 người Việt đã được sơ tán khỏi vùng chiến sự (07-03-2022)
    Không yêu cầu xét nghiệm Covid-19 với bà con từ Ukraine về nước (07-03-2022)
    Hơn 500 công dân Việt Nam ở Ukraine sẽ về nước vào ngày 7 và 9/3 (05-03-2022)
    Chuyên cơ chở công dân Nga bị chặn tại sân bay Canada (04-03-2022)
    Tình hình người Việt tại Ukraine và những biện pháp hỗ trợ bà con của Bộ Ngoại giao (03-03-2022)
    Việt Nam nêu quan điểm về tình hình Ukraine tại phiên họp đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (02-03-2022)
    Việt Nam quan tâm đến bảo đảm quyền con người một cách toàn diện (02-03-2022)
    4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học (22-02-2022)
    Thế giới đã ghi nhận trên 425,5 triệu ca mắc COVID-19 (21-02-2022)
    Nữ hoàng Anh Elizabeth mắc COVID-19 (20-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156019515.