Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện hang động núi lửa mới tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
    Tin Thế Giới
Triều Tiên gấp rút đưa hai vũ khí 'khủng' đến mặt trận Nga-Ukraine
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam và Liên bang Nga đối thoại với đại diện doanh nghiệp 2 nước
    Tin Cộng Đồng
Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025
    Tin Hoa Kỳ
Đám cháy lớn ở California đổi hướng, thêm nhiều khu vực phải sơ tán
    Văn Nghệ
Bộ Văn hóa vinh danh 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Anh trai say hi'
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Vbiz khiến vợ nhập viện hai lần sau khi cưới, nghe lý do mới bất ngờ
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
27 năm lớp học tình thương: Gieo con chữ, gieo niềm tin tử tế

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Quảng Nam chung tay giữ gìn giá trị văn hóa lễ hội Bà Thu Bồn
Hằng năm từ ngày mùng 10-12/2 âm lịch, người dân phía thượng nguồn sông mẹ Thu Bồn ở huyện Nông Sơn và hạ du tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam lại cùng lúc tổ chức Lễ hội Bà Thu Bồn.

Đây được xem là hình thái văn hóa phi vật thể tín ngường thờ mẫu có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Nhiều hoạt động tín ngưỡng, văn hóa sôi nỗi đã được tổ chức, thể hiện tính cố kết cộng đồng ven sông Thu Bồn, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Cứ đến ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch, những người con xa quê lại tìm về huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi thượng nguồn sông Thu, thắp nén hương tưởng nhớ bà mẹ xứ sở và tham dự các hoạt động văn hóa thể thao tại Lễ hội Bà Thu Bồn.

Bắt đầu là chuỗi các lễ tế được toàn thể dân làng Trung An, xã Quế Trung chuẩn bị chu đáo, các nghi thức lễ tế âm linh, lễ rước sắc, lễ rước nước, lễ tiên thường… diễn ra trang nghiêm.

Ông Trần Văn Lộc, năm nay 71 tuổi, cho biết, các nghi thức này đã được nhiều thế hệ người dân nơi thượng nguồn sông Thu Bồn gìn giữ. Những bậc cao niên tại làng Trung An được bầu vào các vị trí Chánh tế, bồi tế, lễ sinh; nhiều người trẻ tuổi trong làng cũng tham gia mỗi người một việc, như một sự tiếp nối giữa các thế hệ.

“Nói đến ngày lễ hội của Bà nhân dân rất hưởng ứng, bời vì tổ tiên, ông bà mình đã gây dựng, thờ phụng để cho con cháu sau này noi theo trên tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam mình. Di tích của Bà chúng tôi luôn bảo vệ, năm vừa rồi chúng tôi cùng đóng cọc tre để bảo vệ bên bờ ni khỏi bị sạt", ông Lộc cho biết.

Tương truyền Bà Thu Bồn là một nữ tướng có công trạng lớn với đất nước, với nhân dân. Công trạng của bà được nhà Nguyễn ghi nhận và sắc phong là “Bô Bô Phu Nhân Thượng Đẳng Thần”. Trong một lần thất thủ trước quân địch, Bà men theo hướng tây đến Phường Rạnh, nay là xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam gieo mình xuống dòng sông tự vẫn. Thi thể của Bà xuôi về dưới hạ lưu được dân làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên an táng, thờ phụng và xây dựng lăng Bà ngày nay.

Từ sáng sớm, tại khu vực lăng Bà, dân làng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như hô hát bài chòi, biểu diễn dân ca kịch, hội thi nấu ăn, làm bánh... Chị Huỳnh Thị Kim Anh cùng chị em tại các thôn, tổ đoàn kết ở xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Bà Thu Bồn. Đôi bàn tay của phụ nữ khéo léo gói những chiếc bánh được làm từ sản vật và tấm lòng của người dân bên dòng sông Thu dâng cúng Bà.

Chị Huỳnh Thị Kim Anh cho biết: “Cái tâm gửi hết vào từng cây bánh như bánh chưng, bánh rò, bánh ít… Chúng tôi nhào nặn chiếc bánh thành nhiều hình tượng như hình lăng Bà, dâng lên cúng Bà, nhờ bà phù hộ cho dân lành".

Bên cạnh các nghi thức của lễ hội, các địa phương của tỉnh Quảng Nam lồng ghép, tổ chức chuỗi hoạt động như trưng bày, giới thiệu các sản vật, sản phẩm OCOP; tổ chức đua ghe; hội diễn văn nghệ nghệ thuật quần chúng. Sáng nay (14/3), tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn.

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Lễ hội Bà Thu Bồn là một hình thái văn hóa phi vật thể tín ngường thờ mẫu có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Nam, là hoạt động đặc sắc trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2022: “Bằng tâm sức và trách nhiệm của mình, người dân đã chung sức, đồng lòng bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia- Lễ hội Bà Thu Bồn. Lễ hội là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2022, trong đó, một trong những nội hàm quan trọng của du lịch xanh đó là bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử và truyền thống tốt đẹp của dân tộc"./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam (23-11-2024)
    Tăng cường bảo tồn tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (15-11-2024)
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Có già làng Phuôn, dân làng ấm êm (13-03-2022)
    Chuyện ít biết về vị Thám hoa trẻ nhất Việt Nam (07-03-2022)
    Nghệ nhân, Đồng Thầy Đinh Thị Sinh – Gần thập kỉ góp công gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu (07-03-2022)
    Sinh ra đã có ban thờ sống, tục lệ đặc biệt của đồng bào Vân Kiều (14-02-2022)
    Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê (10-02-2022)
    Biển đảo Việt Nam qua con tem bưu chính (30-12-2021)
    Bảo vật quốc gia Bát ngự dụng thời Lê sơ: Khẳng định đẳng cấp gốm sứ Đại Việt (30-12-2021)
    Còn đây di tích danh nhân Phạm Đình Hổ (30-12-2021)
    Sưu tầm, biên dịch về thư tịch cổ Hán Nôm về huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò (30-12-2021)
    Đưa nét đẹp dân gian vào sách, tranh (30-12-2021)
    5 mỹ nhân cực kỳ thông minh trong lịch sử Việt Nam gồm những ai? (15-04-2021)
    Nguyễn Tư Giản- Nho sĩ thức thời (12-04-2021)
    Lê Thánh Tông- Một khuôn mặt hai nhân cách (12-04-2021)
    Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu (25-04-2019)
    Cụ Phan Chu Trinh nói về 10 điều bi ai của người dân nước Việt (21-11-2018)
    Những nhà giáo nổi tiếng trong cổ sử Việt Nam (20-11-2018)
    Vua Minh Mạng và vụ án ‘gạt thóc cân điêu’ chấn động sử Việt (17-11-2018)
    Trần Nhật Duật: Chân dung một vương tử tài hoa (16-11-2018)
    Rốt cục vua Bảo Đại là con ai? (14-11-2018)
    ‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh 1789 (14-11-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ban Mai Bình Yên


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 158270805.