Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ
    Tin Thế Giới
EU chờ đợi gì trong mùa Đông này sau khi 'quay lưng' với khí đốt Nga?
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới
    Tin Cộng Đồng
Những quốc gia có nhiều di sản được UNESCO công nhận
    Tin Hoa Kỳ
Trực thăng quay tròn lao xuống chung cư Mỹ, 6 người thương vong
    Văn Nghệ
Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế
    Điện Ảnh
Diễn viên Tùng Dương 'Người phán xử' nhập viện
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Thời điểm để nhân nhượng?
'Đã tới thời điểm nếu Iran tiếp tục những động thái như vậy, họ sẽ không thể đạt được lợi ích nào ngay cả khi chúng tôi quay trở lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA)', đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley cảnh báo ngày 19-11-2021, sau khi Iran tiếp tục có những động thái tăng cường dự trữ urani đã làm giàu, trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Iran và các cường quốc về việc khôi phục JCPOA dự kiến sẽ được nối lại vào ngày 29-11 tới.

Có lẽ, đã đến lúc, Tehran nên bắt đầu nghĩ đến việc tiết chế bớt sự cứng rắn mà họ thể hiện một cách nhất quán và kiên định suốt 3 năm qua sau khi nước Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân ký năm 2015 (giữa Iran với nhóm P5+1, bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức), để hướng đến một sự hồi sinh đích thực cho JCPOA với những điều khoản “có thể chấp nhận được” đối với cả hai phía.

Lằn ranh đỏ

Chỉ một ngày sau tuyên bố của Robert Malley, đến lượt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gửi đi thông điệp rằng nước Mỹ sẽ không chấp nhận nhân nhượng quá mức. Tại Đối thoại Manama thường niên tổ chức ở Bahrain, ông Lloyd Austin khẳng định: “Mỹ vẫn giữ cam kết ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Chúng tôi vẫn sẽ hướng tới một kết quả ngoại giao trong vấn đề hạt nhân. Nhưng, nếu Iran không sẵn sàng đàm phán nghiêm túc, chúng tôi sẽ xem xét các lựa chọn khác cần thiết để bảo đảm an toàn cho nước Mỹ”. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng đề cập đến khả năng ứng phó với việc Iran sử dụng máy bay không người lái cảm tử ở Trung Đông.

Trong bối cảnh đàm phán về JCPOA tiếp tục lún trong bế tắc và trước khi vòng đàm phán thứ 7 chuẩn bị bắt đầu mà chưa nhà phân tích quốc tế nào có thể chắc chắn rằng điểm đột phá khai thông sẽ xuất hiện, những gì mà Washington đang thể hiện gợi lên những lo ngại, rằng khi cả hai phía đều cứng rắn đến tận cùng, sự đổ vỡ là khó có thể tránh khỏi.

Tuy vậy, động thái mới nhất từ phía Iran, theo một góc nhìn nào đó, có lẽ cũng khiến mọi sự mềm mỏng đều đang bị thử thách một cách quá đà.

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tính đến ngày 6-11, kho urani của Iran đã tăng lên hơn 2.489 kg, vượt mức cho phép theo các điều khoản của JCPOA. IAEA cho biết thêm: Hiện tổng số urani làm giàu ở mức 20% của Iran đã tăng lên 113,8 kg, tăng từ mức 84,3 kg vào tháng 9 và lượng urani làm giàu ở mức 60% là 17,7 kg tăng từ mức 10 kg ghi nhận trước đó.

Những con số này khiến chuyến công du của Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grassi tới Tehran (ngày 22-11) chìm trong những nghi ngại, đặc biệt là khi IAEA kiên quyết bác bỏ thông tin cho rằng: Camera giám sát của cơ quan này đóng vai trò hỗ trợ bên thứ ba, trong vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạt nhân TESA Karaj của Iran hồi tháng 6.

Không chỉ vậy. Bên cạnh Mỹ cũng như các cường quốc phương Tây trong nhóm P5+1, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga và Trung Quốc, bất chấp những mối liên hệ gần gũi với Tehran, cũng cảm thấy “khó xử”. Như chính đặc phái viên Mỹ Robert Malley hé lộ sau cuộc thảo luận ngày 19-11 với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc (Ma Zhaoxu), về những nỗ lực nhằm khôi phục JCPOA và thống nhất lập trường trước vòng đàm phán hạt nhân thứ 7 tại thủ đô Vienna của Áo: “Ba nước chúng tôi thống nhất mạnh mẽ về sự cần thiết của việc quay trở lại tuân thủ đầy đủ JCPOA. Chúng tôi đang phối hợp cùng nhau nhằm đạt được điều đó, bằng cách điều chỉnh các biện pháp tiếp cận khi chúng tôi hướng tới vòng đàm phán thứ 7”.

Một cách kín đáo, thông điệp được đưa ra là Mỹ - Nga - Trung dường như đã thống nhất với nhau, rằng mọi chuyện đều nên có giới hạn, kể cả sự cứng rắn mà Tehran xem là chính đáng (do họ có quyền nới lỏng các cam kết về phía mình, khi JCPOA đã bị vi phạm).

Sau lưng là vách đá

Suốt 3 năm qua, nhất là kể từ đầu năm 2021 - khi Nhà Trắng có chủ mới, phía Iran đã luôn tỏ ra kiên định trong việc bảo vệ quan điểm cũng như lập trường của mình, về việc khôi phục đầy đủ JCPOA. Từ cách nhìn của họ, chuyện nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đơn phương “xé bỏ” hiệp định ấy là vi phạm trầm trọng các cam kết và chuyện các biện pháp cấm vận - trừng phạt vẫn liên tiếp được áp đặt lên Iran cũng là điều bất công không thể chấp nhận. Bởi vậy, Tehran chưa từng khoan nhượng ở đòi hỏi mấu chốt: Đầu tiên, mọi biện pháp trừng phạt cần phải được dỡ bỏ vô điều kiện. Vòng đàm phán thứ 6 về JCPOA cũng đã khép lại ở điểm này, trong bế tắc.

Trong thời gian “tạm nghỉ” vừa qua, đã có rất nhiều biến động khiến thực trạng vấn đề trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn, mà xét cho cùng, câu chuyện Iran liên tiếp gia tăng trữ lượng urani đã được làm giàu chỉ là một trong số đó.

Cũng mới ngày 31-10, oanh tạc cơ B1-B của không quân Mỹ, được hộ tống bởi phi đội tiêm kích chiến đấu của các đồng minh Israel, Saudi Arabia và Bahrain, đã bay qua Vùng Vịnh, eo biển Bab al-Mandeb, kênh đào Suez, vịnh Oman và cả eo biển Hormuz - nơi Iran xem là vùng ảnh hưởng chiến lược của họ và cũng là tuyến đường vận chuyển 1/5 sản lượng dầu của thế giới. Theo tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chuyến bay tuần sát này là “trấn an các đồng minh trong khu vực”. Song, dĩ nhiên, với Tehran, đó là một hành động “thị uy” đầy khiêu khích.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Iran lại đã có một tân tổng thống - ông Ebrahim Raisi - với quan điểm còn cực đoan và “bài Mỹ” hơn người tiền nhiệm Hassan Rouhani gấp bội. Ông tuyên bố thẳng thừng: Kế hoạch tái thiết và phát triển kinh tế Iran là độc lập với đàm phán JCPOA - nơi nước Mỹ thực ra vẫn chưa có được một vị trí chính thức trong các cuộc thảo luận mà vẫn chỉ là những kẻ “ngoài rìa” do đã rút khỏi thỏa thuận ấy. Điều đó có nghĩa là, trên quan điểm của chính quyền Tehran hiện tại, sự “gai ngạnh” sẽ được phô bày một cách không ngần ngại.

Điều này thể hiện rất rõ, trong đợt căng thẳng bùng phát hồi tháng 8, khi Israel và các nước phương Tây cáo buộc Iran chịu trách nhiệm về vụ tấn công tàu “Mercer Street” của Israel. Israel tuyên bố những gì Iran đang làm là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế, đe dọa sẽ tiến hành một cuộc tấn công trả đũa vào các tàu của Iran. Tuyên bố này của Israel đã được Mỹ và Anh “bật đèn xanh”. Đáp lại, Tư lệnh Lực lượng không quân Vệ binh Cách mạng Iran, chuẩn tướng Hajizadeh tuyên bố Iran có đủ sức mạnh và sẽ đáp trả, nếu bị tấn công.

Gần đây nhất, ngày 18-11, Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) cáo buộc Chính phủ Iran có hành vi bảo trợ một nhóm tin tặc bị Mỹ quy trách nhiệm trong các vụ tấn công bằng mã độc nhằm đòi tiền chuộc gần đây ở Mỹ và Úc. Cũng ngày 18-11, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã truy tố 2 công dân Iran vì tham gia vào một chiến dịch “thông tin sai lệch và đe dọa” bằng hình thức trực tuyến nhằm gây ảnh hưởng đến cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Hai công dân này bị cáo buộc lấy cắp thông tin của hơn 100.000 cử tri Mỹ và gửi thư điện tử đe dọa, tung thông tin sai lệch để gây ảnh hưởng đến cử tri của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, đồng thời cố tình xâm nhập các trang web liên quan đến bầu cử.

Một ngày sau, trên mạng xã hội Twitter, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh phản đối hành động trừng phạt mới của Mỹ và nhấn mạnh: Động thái này là sự tiếp tục của chính sách đã thất bại mà chính quyền Mỹ áp đặt với nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Đó là một sự nhắc nhở, rằng Tehran đã đứng vững và đã không cúi đầu, ngay cả trong những thời điểm bị Mỹ áp đặt trừng phạt gắt gao nhất. Dù thời gian có cạn dần, hay dù chính quyền mới ở Washington có hết kiên nhẫn thì Iran vẫn không sẵn sàng thỏa hiệp. Hay ít nhất, không sẵn sàng thỏa hiệp một cách dễ dàng. Họ bảo lưu đòi hỏi “dỡ bỏ trừng phạt”, cũng như kêu gọi “không chính trị hóa IAEA”, sau khi Pháp hối thúc cơ quan này “gửi thông điệp mạnh mẽ tới Tehran” về các hoạt động phát triển hạt nhân.

Song, ngược lại, Nhà Trắng cũng có “thế khó” đang phải chịu đựng. Họ cần một thành tựu ngoại giao nữa mang tính bản lề, để đánh dấu thành công cho chiến lược quay trở lại can dự nhiều hơn vào các “điểm nóng” toàn cầu, theo cương lĩnh tranh cử của đương kim Tổng thống Joe Biden, như chính cách cựu Tổng thống Barack Obama đã đạt được với việc ký kết thành công JCPOA năm 2015. Nhưng, mặt khác, nếu nhân nhượng quá mức, chính quyền Mỹ hiện tại sẽ phải đối diện với việc bị kết tội là “nhu nhược” bởi phe đối lập.

Xét cho cùng, thứ động lực duy nhất mà nước Mỹ có thể trông chờ để tạo nên đột phá về vấn đề JCPOA này vẫn duy nhất chỉ là việc thuyết phục được cả Iran lẫn cộng đồng quốc tế rằng: Nếu mọi sự đổ vỡ, chẳng ai có được “lợi lộc” gì.
DanQuyen.com (Theo antg.cand.com.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    EU chờ đợi gì trong mùa Đông này sau khi 'quay lưng' với khí đốt Nga? (25-09-2023)
    Tổng thống Ukraine muốn xoa dịu Ba Lan giữa bất đồng về ngũ cốc, vũ khí (25-09-2023)
    Libya bắt giữ 6 quan chức liên quan thảm họa vỡ đập tại Derna (25-09-2023)
    Những 'rạn nứt về ủng hộ Ukraine' bắt đầu nổi lên ở phương Tây? (25-09-2023)
    Nga công bố danh sách các nước 'thân thiện' (25-09-2023)
    Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga' (23-09-2023)
    Campuchia không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ (23-09-2023)
    Anh bí mật họp bàn với Nga về những lo ngại an ninh (23-09-2023)
    Ukraine tuyên bố dội 'mưa' tên lửa xuống căn cứ Nga ở Crimea (21-09-2023)
    Thủ tướng Ba Lan nêu 'tin buồn' với Ukraine (21-09-2023)
    Lũ lụt ở Libya: Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch (21-09-2023)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (20-09-2023)
    Phá đường dây đưa lao động sang Campuchia với 'chỉ tiêu' 3 người/tháng (20-09-2023)
    Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Ba Lan trước thềm bầu cử (20-09-2023)
    Nhà vua Anh Charles III bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp (20-09-2023)
    EU, Đức yêu cầu Ba Lan làm rõ thông tin liên quan vụ bê bối thị thực (20-09-2023)
    Nổ trên tàu chở hàng gần cảng sông Danube (20-09-2023)
    Điều khiến căng thẳng lại 'nóng lên' ở Nagorno-Karabakh (19-09-2023)
    Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không (19-09-2023)
    14 tàu đổ bộ Ukraine bị phá hủy khi đang trên đường tiếp cận Crimea (19-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia Ukraine tố Kiev chạy theo truyền thông Mỹ (24-11-2021)
    Báo Anh: Đã tìm ra thủ phạm khiến F-35B rơi (24-11-2021)
    Indonesia nỗ lực đưa Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022 (24-11-2021)
    Singapore chọn đường ứng phó bền bỉ giữa đại dịch bất định (24-11-2021)
    Taliban vẫn loay hoay tìm sự công nhận của quốc tế sau 100 ngày cầm quyền (24-11-2021)
    Iran: 9 binh sĩ thiệt mạng vì đụng độ Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh (23-11-2021)
    Mỹ có động thái 'nóng' với Nord Stream 2, Nga nói gì? (23-11-2021)
    COVID-19: Châu Âu vật lộn chống dịch, Nhật Bản và châu Phi hạ nhiệt lạ thường (22-11-2021)
    Australia, Anh và Mỹ ký thỏa thuận chia sẻ bí mật tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (22-11-2021)
    Campuchia phục hồi nhanh, nỗ lực mở cửa sau dịch bệnh COVID-19 (22-11-2021)
    Thủ tướng Ba Lan: Khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus có thể tồi tệ hơn (22-11-2021)
    5 người Trung Quốc bị bắt cóc tại mỏ vàng ở CHDC Congo (22-11-2021)
    Nga chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ (21-11-2021)
    Belarus bị cáo buộc gây bất ổn cho châu Âu (21-11-2021)
    Tướng Mỹ: Vũ khí siêu thanh của chúng tôi kém hơn của Nga và Trung Quốc (21-11-2021)
    Nga chuẩn bị chương trình nghị sự 'khổng lồ' cho cuộc gặp Putin-Biden (21-11-2021)
    Ba Lan tuyên bố sẵn sàng đóng cửa biên giới với Belarus (21-11-2021)
    Ông Kissinger: Trung Quốc sẽ chưa tấn công Đài Loan trong 10 năm tới (21-11-2021)
    Thủ tướng Ba Lan tuyên bố khả năng áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm khắc với Belarus (21-11-2021)
    Chỉ trích 'quốc gia vô trách nhiệm', Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ gọi tên Trung Quốc? (21-11-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149094139.