Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong những ngày đầu khi nhận chức, Tổng Thống Joe Biden đã tuyển chọn 3 nhân vật hàng đầu trong nội các của mình. Thứ nhất, Tony Blinken vào chức vụ Ngoại trưởng Ngoại Giao, thứ 2: Jack Sullivan Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, thứ 3: Katherine Tai Cố vấn An ninh Quốc gia và Đại diện Thương mại. Song song với việc bổ nhiệm ba vai trò quan trọng trong nội các của mình, những bài phát biểu chính thức hoặc bên lề, Tổng thống Biden đã thể hiện sự quan tâm đến chiến lược Thái Bình Dương trong một phiên bản mới, nhưng không lạ.


Bởi trong quá khứ điều nầy cũng đã được triển khai dưới thời Tổng thống Obama và Donald Trump qua danh xưng “ xoay trục Á châu”. Đặc biệt trong diễn văn trước các nguyên thủ quốc gia tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Biden đã nhấn mạnh đến tinh thần sống chung hoà bình, xây dựng một trật tự chung trên thế giới và nước lớn không được chèn ép hay uy hiếp nước nhỏ. Mặc dầu Tổng Thống Biden không đề cập đến quốc gia nào nhưng mặc nhiên người ta đều biết đây là thông điệp của ông gửi đến Bắc Kinh.

Một nguyên tố khác không kém phần quan trọng trong chính sách cải tiến quá trình của Biden. Bắt nguồn từ biến cố 9/11 đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thâu hoạch rất nhiều lợi nhuận. Nhờ sự quen biết giữa Dương Khiết Trì, Đại sứ Trung Quốc và cựu Tổng Thống George W. Bush nên Trung Quốc được gia nhập WTO do lời hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ giúp đỡ Hoa Kỳ truy lùng bọn khủng bố Trung Đông. Chính vì lời hứa hẹn nầy nên rất nhiều hãng xưởng thành lập công ty tại Trung Quốc, lợi nhuận thu vào gần 200 tỷ hằng năm. Chính sách lột xác của đảng Cộng sản Trung quốc được nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ nhận lãnh vai trò trực tiếp đàm phán với Mỹ.

Từ những thuận lợi trên, Trung Quốc đã đổi sắc màu nhờ ở chính sách tiếp cận phương Tây. Bên cạnh những lợi nhuận về kinh tế, đảng cộng sản Trung Quốc đã hiện đại hoá quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và gần đây cuộc biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông. Ngoài ra, manh nha chiếm đoạt Biển Đông, biến Biển Đông trở thành sân nhà. Chính tham vọng Đại Hán đã đưa đến hành động hình thành chiến lược Á châu đối phó với Trung Quốc của các quốc gia Tây phương. Trong đó sự thành hình bộ Tứ gồm: Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ là sức cản của những manh nha Trung Quốc trên Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Bên cạnh sự hình thành Bộ Tứ, Mỹ và Anh đã đi đến thoả thuận hỗ trợ Úc trong chương trình tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ thay vì trước đây vào năm 2016 Úc đã ký hợp đồng với công ty Naval Group của Pháp trị giá 50 tỷ theo thoả thuận ban đầu, sau đó Pháp đã tăng lên 65.5 tỷ USD. Hành động huỷ bỏ hợp đồng của Úc, đại sứ Pháp cho rằng “nhát dao đâm sau lưng” của Mỹ. Tuy nhiên, bên ngoài yếu tố kinh tế, sỡ dĩ Úc chọn đối tác Mỹ-Anh vì hai quốc gia nầy nằm trong Bộ Tứ, có đủ lực và hứa hẹn phòng thủ bảo vệ Úc ngăn chận hành động Trung Quốc trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Chủ thuyết Biden cho rằng sau 20 năm Hoa Kỳ tham chiến trên chiến trường Afghanistan không thể mang lại chiến thắng, đồng thời đã đến lúc Hoa Kỳ cần triệt thoái quân đội từ Iraq và Afghanistan, dồn nổ lực vào khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược nầy trước đây đã được Tổng Thống Obama và Donald Trump chủ trương, kế hoạch triệt thoái quân đội ra khỏi Afghanistan cũng được Tổng Thống Trump đưa vào nghị trình ở nhiệm kỳ II nếu thắng cử.

Đến nay khi quân đội Mỹ rút ra khỏi Afghanistan, Tổng Thống Biden đã hình thành chiến lược bao vây Trung Quốc trên Biển Đông. Ngũ Giác Đài thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm Hải Quân thường trực trên khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có sự tham gia của Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Đây là lực lượng có trang bị vào khoảng 15 tàu khu trục và cả tàu ngầm. Ngoại trừ các nước trên, Hoa Kỳ hiện đang thuyết phục Singapore và Việt Nam tham gia Lực Lượng Đặc Nhiệm nhận lãnh vai trò tuần tra trên Biển Đông. Chuyến đi của Phó Tổng thống Harris vừa qua chắc chắn phiên bản liên minh chiến lược cũng đã được đề cập đến cùng hai quốc gia trên (Việt Nam và Singapore). Ngoại trừ tàu khu trục của các quốc gia thành viên trong Bộ Tứ, Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ tại Nhật sẽ làm nổ lực chính trong chiến lược bao vây Trung Quốc.

Sỡ dĩ có sự liên minh của Bộ Tứ chống trả lại Trung Quốc chẳng những chỉ hạn chế trên khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hoa Kỳ còn vận động các hãng xưỡng rút ra khỏi Trung Quốc. và đã có 65% công ty ngoại quốc không còn hoạt động trên các tỉnh Hồ Nam, Vũ Hán, Quảng Châu và Thượng Hải. Ngoài ra Mỹ và Anh quốc đã giúp đỡ Úc mua lại tàu ngầm trang bị nguyên tử, Mỹ cũng đồng ý bán cho Đài Loan phi cơ chiến đấu, hoả tiễn tầm ngắn và tầm xa trị giá lên đến 9 tỷ Mỹ kim. Riêng Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga mua tên lửa đất đối không tầm xa S-500 hay còn được gọi là 55R6m, thay thế cho S-400, khả năng bắn xa và hiệu quả 482 Km (300 Miles) Đây là loại hoả tiễn tầm xa hiện đại nhất của Nga ngày nay.

Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ và đồng minh Á châu lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng áp lực qua hình thức tiếp tục triễn khai tên lửa hành trình tầm xa. Do đó, ngoài việc hình thành chiến lược Thái Bình Dương qua hiện tượng liên kết các quốc gia Á châu và u châu, Hoa Kỳ ráo riết hiện đại hoá khả năng quân sự với tên lửa Aegis đất đối không tại Guam và hệ thống radar chức năng tinh khôn tại Palau, đồng thời thiết lập nhiều căn cứ huấn luyện chiến đấu, tu bổ máy bay chiến đấu và chiến hạm khắp nơi, sẵn sàng chống lại mọi phiêu lưu của Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, họ đã phát triển hơn 1,450 tên lửa không đối không với khả năng tầm xa từ 500 đến 5,500 Km, trực tiếp đe doạ cho các mục tiêu của Mỹ, Nhật, Úc v.v… Do đó, Ủy ban Quốc phòng Thượng viện đã đệ trình Quốc hội chấp thuận ngân sách quốc phòng đặc trọng tâm vào hàng không mẫu hạm và tàu khu trục, ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông. Trên thực tế, Biển Đông không còn là vấn đề của Mỹ, Nhật, Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ hay Úc, mà đây vấn đề chung trên thế giới cần phải ngăn chận tham vọng Đại Hán. Nhớ lại quyết định trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trong ngày 12/7/2016, Toà trọng tài đã bác bỏ yêu sách Đường 9 đoạn của Trung Quốc đưa ra. Ngay khi đó, Bắc Kinh tuyên bố rằng: “phán quyết Toà trọng tài vô giá trị, nên không hiệu lực”.

Bên cạnh những giao thương bất chính Trung Quốc chủ trương, cộng với mưu đồ trộm cắp sản phẩm trí tuệ của Hoa Kỳ, các vị Tổng Thống tiền nhiệm, đặc biệt Tổng Thống Trump đã xét lại toàn bộ chính sách thuế với hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại đã gây nên thiệt hại cho Trung Quốc hằng trăm tỷ dollars và tình trạng thất nghiệp tăng lên từ 5.2 % vào tháng 12/2020 và 6.5% vào tháng 2/2021 do thương chiến giữa Mỹ-Trung và ảnh hưởng đại dịch Covid-19 gây nên. Cho đến thời kỳ Tổng Thống Joe Biden ông đã đi theo lộ trước đây nhưng thắt chặt hơn. Riêng công ty đầu tư và địa ốc Evergrande lớn nhất Trung Quốc đã nợ lên đến 300 tỷ Mỹ kim nay trên đường đi đến phá sản. Để tháo gỡ những bế tắc hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành thủ tục gia nhập Hiệp định Thương mại Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với mục đích tăng ảnh hưởng lên chính sách chung. Hiệp định nầy là tiền thân của TPP đã được Tổng Thống Obama thúc đẩy nhằm tăng cường mối quan hệ Á châu, nhưng sau đó Tổng Thống Trump đã rút ra.

Như trên đã đề cập, Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và Hiệp định Thương mại Quốc tế (WTO) vào năm 2001. Bắc Kinh cam kết gia tăng nhập khẩu hàng hoá trong những quốc gia thành viên. Tuy nhiên họ đã tráo trở không thực hiện cam kết trên. Do sự bất tín ấy cho nên Nhật Bản đề nghị phải xem xét thật cẩn thận trước khi chấp thuận. Mặt khác, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Kishi Nobuo công du nhiều quốc gia, công khai kêu gọi u châu đoàn kết chống lại tham vọng bành trướng Trung Quốc. Ngoài ra Đài Loan cho biết họ rất quan tâm trong việc Trung Quốc gia nhập CPTPP và hy vọng rằng sẽ không ảnh hưởng đến Đài Loan trong tổ chức nầy.

Nhìn một cách tổng quan, khi Hoa Kỳ hình thành chiến lược Thái Bình Dương cùng Bộ Tứ là nhu cầu cần thiết và cấp bách, chẳng những chỉ cung ứng cho quyền lợi của Hoa Kỳ, trong đó nền kinh tế u châu tuỳ thuộc vào con đường tơ lụa Biển Đông để vận chuyển hàng hoá lên đến 45%. Kể cả Nhật, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ đều bị chi phối và áp lực từ Trung Quốc qua vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Riêng đối với Việt Nam là tâm điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp. Do đó Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu vùng biển thuộc hải phận Việt Nam. Hà Nội cũng đã tìm mọi cách đối phó và đã thành lập Hải đội Dân quân thường trực tại Vũng Tàu và Kiên Giang. Nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp nắm bắt tình hình trên biển, bảo vệ ngư dân, cứu hộ, vận tải v.v.. Tuy nhiên lực lượng nầy không đủ mạnh và phương tiện để có thể đối đầu với 2,600 tàu cá giả dạng (Trung Quốc xác nhận số lượng tàu cá). Chính vì lý do ấy cho nên Hoa Kỳ và Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam thêm tàu tuần tra trên biển. Đây là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm liên minh và rút tỉa kinh nghiệm từ Indonesia và Malaysia, 2 quốc gia nầy nhờ sự trợ gíup từ Mỹ nên đã buộc Trung Quốc rời xa hải lãnh của họ.

Như thế, hình thành chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ và triễn khai mô hình Bộ Tứ là cơ hội để Việt Nam có thể vận dụng sức mạnh của mình chống lại manh nha của Trung Quốc, đồng thời kết hợp và tham gia hoạt động tuần tra với Mỹ tạo nên thế đối trọng bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Đây là cơ hội cho bước tiến ngày mai, và cơ hội sẽ khó gõ cửa lần thứ 2./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc đứng trước nguy cơ Bắc Hàn. (03-12-2024)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (20-11-2024)
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156988025.